Showing posts with label Ky nang song. Show all posts
Showing posts with label Ky nang song. Show all posts

15 June 2012

Xử lý thế nào khi gặp tai nạn máy bay

Lost - một bộ phim giúp bạn trang bị những kỹ năng sống khi gặp tai nạn máy bay.

Những tai nạn giao thông quốc tế hay liên lục địa đôi khi đặt chúng ta vào những tình thế vô cùng nan giải như: Rơi vào một vùng có thời tiết và khí hậu khác hẳn với môi trường quen thuộc mà chúng ta đang sống (như người Việt Nam mà bị rơi vào sa mạc hay một nơi đầy băng tuyết), hay rơi vào một hoang đảo không có bóng người... Trong những tình huống như thế, nếu các bạn biết được một số kỹ năng, kỹ thuật về mưu sinh, thì có thể vừa giúp mình vừa giúp những người đồng cảnh ngộ, hạn chế mọi rủi ro, để có thể tồn tại trong thời gian chờ người đến cứu.

TAI NẠN MÁY BAY

Ngày nay, máy bay là một phương tiện giao thông an toàn và phổ biến, tỉ lệ tai nạn rất nhỏ so với giao thông đường bộ. Tuy vậy, khi xảy ra tai nạn thì thường rất thảm khốc, số lượng người chết nhiều do sự va chạm mạnh hoặc do các toán cứu hộ không tìm ra địa điểm xảy ra tai nạn sớm. Những tai nạn máy bay lại thường xảy ra trên những vùng hoang vu hay giữa biển khơi, nên số nạn nhân bị tử vong sau tai nạn do đói khát, bệnh tật... cũng rất nhiều. Để hạn chế phần nào những thiệt hại trên, các bạn phải biết:


AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY

Khi đi máy bay, các bạn cần có một số hiểu biết cơ bản để được an toàn, thoải mái và dễ chịu.
- Chọn chỗ ngồi phần nửa thân trước của máy bay, gần cửa ra vào hay cửa thoát hiểm (Emergency Exit)
- Không nên ăn no và uống rượu khi đi máy bay
- Nên uống nhiều nước trên đường bay
- Nếu bay đường dài, nên cố gắng ngủ thật nhiều để điều chỉnh cơ năng sinh lý.
- Nên mặc quần áo thoáng rộng.
- Khi máy bay thay đổi độ cao, lỗ tai sẽ cảm thấy căng trương (ù tai) do thay đổi áp suất không khí, các bạn hít một hơi sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi thở ra thật mạnh hoặc hắt hơi thì sẽ khỏi.
- Nếu bị nghẹt mũi, viêm xoang, cảm sốt, nhức răng. .. thì không nên đi máy bay.


ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN MÁY BAY

Thông thường thì tai nạn máy bay xảy ra khi cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên cũng không ít máy bay gặp sự cố trên đường bay. Cho nên khi lên máy bay, các bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những lời dặn dò của các tiếp viên hàng không. Nên lấy bản hướng dẫn cách ứng xử khi gặp các trường hợp khẩn cấp ở trong túi lưng ghế trước ra xem, để biết phải làm như thế nào? Các bạn cũng cần phải biết những điều sau:

- Hiểu biết tính năng và cách sử dụng các thiết bị cứu sinh
- Biết vị trí các cửa thoát hiểm (Emergency Exit) trên máy bay và cách mở ra
- Ghi nhớ vị trí của các cửa ở gần chỗ mình ngồi nhất và cho dù trong màn khói dầy đặc, cũng có thể tìm thấy để mở ra
- Khi có dấu hiệu của sự cố, nhân viên phục vụ sẽ cảnh báo. Tuyệt đối tuân theo lời hướng dẫn của họ, không được tự tiện làm theo ý mình, không được hoảng loạn, mất bình tĩnh... sẽ làm cho sự việc càng xấu thêm.
- Khi được báo có thể xảy ra tai nạn, cần ngay lập tức cởi mắt kính, gỡ răng giả, lấy các vật cứng, nhọn ở trong túi ra để tránh tụ gây thương tích. Thắt đai an toàn và ngồi theo tư thế được hướng dẫn (khom người kẹp đầu giữa hai đầu gối, hai tay đan vào nhau và ôm lấy đầu).
- Khi xảy ra tai nạn, trong khoang máy bay thường có khói dầy đặc. Các bạn nên dùng khăn (thấm nước càng tốt) che bịt mũi và miệng. Di chuyển bằng cách ngồi xổm hay khom người.
- Nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh hay hạ cánh (có nghĩa là máy bay còn ở trên mặt đất) thì mới được mở cửa máy bay. Các loại máy bay chở hành khách thường có thang cứu sinh thổi khí tự phồng lên khi mở cửa máy bay, các bạn khoanh tay trước ngực nhảy vào thang, trượt xuống đất.
- Nhanh chóng rời xa máy bay (đừng tiếc nuối hành lý) vì lúc nầy, máy bay có thể bị cháy, nổ bất cứ lúc nào.
- Nếu xảy ra tai nạn trên đường bay (trong khi đang bay) thì khoan mở cửa mà hãy chú ý: Nhiều máy bay có trang bị dù và phao cứu sinh. Các bạn hãy lắng nghe thật kỹ những người phục vụ hướng dẫn cách sử dụng, nhanh chóng mang dù hoặc phao vào người, giúp những người khác đang lúng túng, mang cho đúng cách (lưu ý giúp đỡ trẻ em, phụ nữ và những người già). Khi mọi người mang xong thì mới mở cửa và rời khoang máy bay. Tuỳ theo loại dù, có loại với dù mồi cầm tay hay phải giựt để bung dù, hoặc có loại tự động bung dù khi vừa rơi vào khoảng không, tùy cách mà các tiếp viên hàng không đã hướng dẫn.

Vì có thể các bạn là người chưa bao giờ học nhảy dù cho nên không biết cách điều khiển dù. Vì vậy, các bạn cần nắm rõ một số điều cơ bản để tiếp đất được an toàn. Còn để điều khiển dù bay theo ý muốn, các bạn cần theo một khoá huấn luyện cẩn thận. Khi dù chuẩn bị tiếp đất, các bạn phải:

- Co chân lại, hai chân sát vào nhau, bàn chân bằng nhau.
- Kéo dây đai dù chùng lại (như mình đang kéo xà đơn)
- Khi bàn chân vừa chạm đất thì buông đai dù ra và đứng thẳng lên (nếu bị té thì nương theo đà té, lăn tròn rồi đứng dậy)
- Nhanh chóng tháo dù ra khỏi người, đề phòng gió mạnh thổi kéo dù và lôi luôn bạn theo.
- Nếu thấy mình sắp rơi vào tàn cây thì co chân lên, cúi đầu sát ngực, hai tay ôm đầu, dùng hai cánh tay che mặt đề phòng cành cây đâm vào mắt.
- Nếu thấy mình sắp rơi xuống nước (ao hồ, sông, biển...) thì hãy thổi phao phồng lên (nếu là phao thổi) hay giựt chốt bình khí nén (nếu là phao khí nén)
- Sau khi tiếp đất an toàn, các bạn hãy tìm cách liên lạc với những hành khách khác, tập trung lại chờ cứu viện. Lúc nầy là lúc bạn cần phát huy khả năng lãnh đạo và mưu sinh thoát hiểm của mình.


RỜI PHI CƠ KHẨN CẤP

Do một sự may mắn tình cờ nào đó mà bạn (và một số đồng hành) vẫn còn sống sót sau khi máy bay bụôc phải đáp khẩn cấp (hay bị rơi) xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Trước tiên, các bạn phải bình tình, thoát nhanh ra khỏi máy bay, đến một khoảng cách an toàn, đề phòng máy bay bị cháy nổ.
Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc: Khi rời máy bay, các bạn không nên chen lấn, hoảng loạn; vì như thế thì sẽ gây thêm thương vong mà vẫn không cải thiện được tình hình, có khi còn làm cho nó xấu hơn. Chúng ta nên tuân theo sự hướng dẫn của các tiếp viên hoặc nhân viên phi hành, cố gắng mang theo tất cả những người bị thương.
Sau khi đã ổn định, và cảm thấy không còn nguy hiểm thì các bạn mới quay lại máy bay để lấy hành lý, thu lượm thực phẩm và những vật dụng cần thiết (phi cơ thường được trang bị rất đa dạng), tìm kiếm các TÚI CỨU THƯƠNG (First Aid Kit), TÚI MƯU SINH (Survival Kit), TÚI KHẨN CẤP (Emergency Kit), MÁY TRUYỀN TIN (Radio)...
Dùng các phương pháp như đã hứơng dẫn trong phần THẤT LẠC để quan sát, nhận định tình hình, tìm đường và định hướng. Nếu thấy chúng ta đang ở gần một khu dân cư, thì tốt nhất là nên cử một vài người khoẻ mạnh, tháo vát... đi đến đó để kêu gọi sự trợ giúp. ..
Nhưng nếu chung quanh ta là một vùng hoang vu vô tận thì sao? .. Các bạn hãy yên tâm, vì thông thường thì sau những tai nạn như thế nầy, chính quyền sở tại và các tổ chức khác sẽ phái những đội cứu hộ đi tìm kiếm. Vì vậy, các bạn và những người đồng hnàh không nên rời quá xa địa điểm xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), vì đây là một mục tiêu dễ nhận thấy bằng mắt thường từ phi cơ cứu hộ. Hơn nữa, những phần còn lại của máy bay (thân, cánh...) là một nơi trú ẩn tránh mưa nắng rất an toàn và tiện lợi (nhưng phải chắc chắn là không còn sự nguy hiểm cháy, nổ nào.)
Trong trường hợp các bạn bị rơi xúông biển thì xin xem phần TRÔI DẠT TRÊN BIỂN


TỔ CHỨC SINH HOẠT

Vì không biết bao lâu thì những người cứu hộ mới đến, nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó, vì có khi hàng tùân, thậm chí hàng tháng người ta mới có thể tìm ra các bạn, cho nên các bạn phải biết cách tổ chức để ổn định tạm thời cuộc sống.
Nếu là một nhóm, thì cũng như trong phần THẤT LẠC, các bạn phải bầu chọn một Toán Trưởng để điều hành mọi sinh hoạt của nhóm, ngoài những sinh hoạt thường lệ như đã đề cập phần trước, các bạn còn có những công việc như: Chăm sóc người bị thương. Chôn cất người chết (nếu có). Tìm kiếm lương thực và nước uống... Và nhất là phải chuẩn bị những vật liệu để làm tín hiệu liên lạc với phi cơ cứu hộ như: các chất tạo khói, lửa, ánh sáng (cỏ khô, củi, đèn pin...), các vật phản chiếu ánh sáng mặt trời (gương soi, kim loại bóng...), các pa-nô, vải hay giấy màu thật nổi so với địa thế chung quanh, máy truyền tin, hoả pháo, khói màu...

Liên lạc với phi cơ

Để tìm kiếm những người mất tích, những phi cơ hay tàu thuyền gặp nạn... người ta thường sử dụng phi cơ, vì phi cơ có tầm họat động và quan sát rộng lớn, cơ động và nhanh chóng. Vì vậy, các bạn phải biết một số quy ước cũng như cách thức để bắt liên lạc với phi cơ như sau:

Sử dụng máy vô tuyến

Nếu các bạn có máy vô tuyến điện và có thể bắt được liên lạc với phi cơ thì rất tốt, nhưng các bạn phải biết cách "điều không" để chỉnh hướng bay, để kéo họ vào vùng. Chúng ta có 2 trường hợp:
1- Không thấy phi cơ
2- Thấy được phi cơ

1- Không thấy phi cơ:
Trường hợp phi cơ còn rất xa, chỉ có thể nghe được tiếng động cơ nhưng không thể thấy máy bay (hay thấy mà không rõ hình dáng), chúng ta phải cố gắng lắng nghe (hay nhìn) xem phi cơ đang ở hướng nào (Đông, Tây, Nam, Bắc...)trong không gian. Thí dụ nếu các bạn nghe tiếng máy bay ở hướng Đông Nam, thì các bạn liên lạc "Các anh đang ở hướng Đông Nam của tôi (xin nhấn mạnh chữ của tôi). Như thế người ta sẽ đổi hướng bay để bay về phía các bạn cho tới khi bạn:

2- Thấy được phi cơ:
Nếu đã nhìn thấy được hình dáng của phi cơ, thì các bạn có thể "điều không" chỉnh hướng một cách chính xác theo cách sau:
Các bạn hãy tưởng tượng chiếc phi cơ như đang nằm trên một chiếc đồng hồ: Đầu của phi cơ là 12 giờ, đuôi là 6 giờ, cánh bên phải của phi cơ (hay hông bên phải nếu là phi cơ trực thăng không cánh) là 3 giờ, cánh bên trái của phi cơ là 9 giờ. Từ đó chúng ta suy ra khoảng cách của các giờ khác như 1 - 2 giờ, 4 - 5 giờ, 7 - 8 giờ...

Hướng phi cơ

Theo quy ước trên, các bạn có thể liên lạc với phi cơ để thông báo vị trí của các bạn theo phương pháp dưới đây:

Tín hiệu phi cơ
Nếu phi cơ bay ngang đầu bạn, khi bạn ở đúng vị trí dưới bụng phi cơ thì kêu lên "bingo", chắc chắn người ta sẽ nhìn thấy bạn.

Dùng gương phản chiếu

Nếu không có máy vô tuyến để liên lạc và nếu trời nắng, các bạn có thể dùng gương phản chiếu (hay miếng kim lọai đánh bóng) để ra hiệu cho phi cơ cũng rất hiệu quả. Có nhiều lọai gương phản chiếu:

Gương chuyên dụng đặc biệt:
Là loại gương thường được trang bị cho quân đội, các nhà thám hiểm, khai phá... Gương có 2 mặt đều tráng thủy, ở giữa có 1 vòng tròn đường kính khoảng 2 cm, không tráng thủy nhưng có lót lưới ô vuông đặc biệt (tựa như lưới mùng), chính giữa vòng tròn đó có 1 con ngươi trong suốt dùng để dò tìm mục tiêu.
Khi đặt gương vào mắt (đối diện với mặt trời), nếu nhìn kỹ, các bạn sẽ thấy 1 điểm sáng mờ mờ di đông trên lưới vuông trong vòng tròn. Điểm sáng đó chính là tiêu điểm phản chiếu của gương. Các bạn chỉ cần điều chình sao cho điểm sáng mờ đó trùng lên mục tiêu (như phi cơ, toàn thủy, người...) mà bạn muốn họ nhìn thấy các bạn.

Gương phản chiếu đặc biệt

Gương chuyên dụng thường
Cũng tráng thủy 2 mặt, nhưng ở giữa không có vòng tròn lót lưới mà chỉ có 1 lỗ nhỏ hình tròn hay chữ thập. Khi sử dụng các bạn đặt gương cách mặt mình khoảng 10 - 15 cm, đối diện với mặt trời. Nếu giữa bạn, mặt trời và mục tiêu tạo thành góc nhỏ hơn 90 độ, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu qua lỗ nhỏ giữa gương và in lên mặt bạn thành 1 chấm sáng (các bạn thấy nó dễ dàng qua mặt gương phía sau).

Gương phản chiếu 1
Hướng gương vể phía mục tiêu (qua lỗ nhỏ giữa gương), đồng thời điểu chỉnh tấm gương làm sao cho chấm sáng ter6n mặt bạn lọt vào lỗ nhỏ giữa gương.
Nếu giữa bạn, mặt trời và mục tiêu tạo thành 1 góc lớn hơn 90 độ, các bạn đặt tấm gương vào trong lòng bàn tay của mình. các ngón tay hơi co lên che khoảng 1/2 tấm gương. Làm sao cho ánh nắng phản chiếu từ tấm gương phải hắt lên đầu ngón tay của mình. Nâng gương lên ngang mặt, các bạn tìm kiếm mục tiêu qua lỗ nhỏ ở giữa gương và hướng tấm gương quay về phía đó, nhưng phải giữ cho ánh sán phản chiếu lúc nào cũng nằm trên đầu ngón tay (bằng cách dùng ngón tay cái để điều chỉnh).

Gương phản chiếu 2

Gương soi mặt thường hay một miếng kim khí bóng:
Các bạn có thể sử dụng một gương soi mặt thông thường hay một miếng kim khí bóng láng để ra hiệu cho phi cơ, tuy nhiên các bạn cũng phải biết cách đưa ánh sảng phản chiếu về hướng mục tiêu. Muốn được như thế, một tay các bạn cầm gương đưa lên ngang tầm mắt, cách mặt khoảng 20 - 30 cm, tay kia các bạn đưa thẳng ra phía trước gương 2 ngón tay làm thành hình chữ V.
Điều chỉnh cho ánh sáng mặt trời từ tấm gương hắt lên giữa 2 ngón tay hình chữ V đó. Chỉnh gương làm sao cho ánh sáng phản chiếu lúc nào cũng nằm như thế rồi từ từ di chuyển hai ngón tay về phía mục tiêu cho đến khi nào mục tiêu lọt vào giữa hai ngón tay chữ V.

Gương phản chiếu thường

Ghi chú
Những phương pháp này chỉ sử dụng được trong những ngày có nắng và rất hiệu quả, vì người ta có thể trông thấy các bạn từ khoảng cách rất xa (20 - 30 km)
Nếu trời không có nắng các bạn phải dùng phương pháp khác như khói, lửa, hỏa pháo... hay:

Sử dụng dấu hiệu:

Khi phi cơ đã nhìn thấy các bạn, nếu các bạn không có máy điện đàm để liên lạc, thì các bạn vẫn có thể dùng thủ hiệu, ám hiệu... để gởi những thông tin, yêu cầu của các bạn:
Trong trường hợp phi cơ bay thấp, có thể nhìn thấy các bạn rõ ràng, các bạn hãy liên lạc bằng những thủ hiệu chung quy ước dưới đây:

Kỳ hiệu


Dùng ký hiệu

Các bạn cũng có thể dùng những vật liệu khác nhau như: các pano màu, vải, cây, gỗ, đất, đá... sắp xếpt heo những ký hiệu dưới đây để thông báo cho những người trên phi cơ biết những tin tức và nhu cầu của các bạn. Màu sắc của những vật liệu này phải tương phản với màu sắc của những vật liệu xung quanh và phải được thiết kế ở nơi trống trải để phi cơ có thể nhìn thấy dễ dàng.

Tín hiệu
Khi phi cơ đã nhìn thấy thủ hiệu hoặc các dấu hiệu, ký hiệu của các bạn, nếu không hiểu phi công sẽ cho phi cơ bay vòng (theo chiều kim đồng hồ) trên đầu của bạn. Nếu hiểu họ sẽ lắc cánh phi cơ.

Ký hiệu phi cơ

Nguồn: vnthuquan

Làm thế nào để thoát khỏi ô tô, xe khách, tàu đang chìm?


Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối. Nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi ô tô bị rơi xuống nước. 
Tỉnh táo khi gặp sự cố sẽ giúp bạn thoát khỏi khó khăn.
Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể. 

Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước
Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chép hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.

Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể
Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.
- Có rất nhiều vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe,… thậm chí cả chìa khóa.
- Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe. 

Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe
Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bạn và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe. 

Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.
Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.
Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe. 

Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa
Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.

Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe
Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.
Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.
Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn. 

Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt
Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt
Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.
Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.
Bác sĩ Quản Hồng Đức dịch

5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời

Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình. Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.

1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.

Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.

2. Mình có đủ tự tin?

Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?

3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?

Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?

Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.

4. Mình có đang trải sức quá nhiều?

Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.

5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?

Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?

Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!



Biên dịch: Phương Anh - Uyên Phương - Khánh Như
Theo vn8x.