Showing posts with label Tai chinh. Show all posts
Showing posts with label Tai chinh. Show all posts

20 July 2012

Nợ xấu đe dọa ai



Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.

Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?

Nợ là nghĩa vụ phải trả gắn liền với một khoản vay. Một giáo sư Kinh tế học của Việt Nam đã từng nói đại ý Một doanh nghiệp không có nợ thì không phải là một doanh nghiệp. Quy trình vay là Vay - Kinh doanh - Trả nợ vay. Quy trình này không thực hiện được đến cuối cùng thì được gọi là nợ xấu.

Muốn vay ngân hàng một khoản tiền, doanh nghiệp phải thế chấp cho ngân hàng một tài sản có giá trị lớn hơn món tiền vay đó. Thông thường ngân hàng cho vay số tiền tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp này do ngân hàng định giá với sự đồng ý của người đi vay, thông thường bằng 70% giá trị thực tế giao dịch trên thị trường.

Theo khế ước vay, khi đáo hạn mà không trả cả vốn lẫn lãi thì người vay phải chịu bị phạt quá hạn, quá thời hạn ghi trong khế ước mà người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay. Rõ ràng là ngân hàng hoàn toàn nắm đằng chuôi, nợ xấu không phải là vấn đề của ngân hàng mà là vấn đề của người đi vay.

Đối với người gửi tiền, ký thác cho ngân hàng một số tiền để hưởng một khoản tiền lãi định kỳ mà vẫn giữ được giá trị món tiền gốc. Vậy kỳ vọngcủa người gửi tiền là tiền lãi chứ không phải tiền gốc. Và lợi ích của người gửi tiền gắn liền với lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng bảo toàn được vốn đồng nghĩa với tiền của người gửi được bảo toàn. Thực tiễn, những người gửi tiền bình chân như vại, ung dung hưởng lãi tiền gửi mà không e sợ nguy cơ nhận tiền bồi thường của bảo hiểm tiền gửi. Cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu người gửi rút tiền hàng loạt.

Một chủ thể khác là Nhà nước, Nhà nước xem Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không phải là doanh nghiệp quốc doanh mà là DN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV). Theo đó, nợ của DNNN do DN đó chịu trách nhiệm, không phải là nợ công. Việc nợ xấu cao hay thấp không ảnh hưởng gì đến sự điều hành của chính phủ hay nói cách khác Chính phủ không có can dự trong việc nợ nần của DNNN.

Về phần doanh nghiệp, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt không phải vì nợ xấu mà vì chịu tác động đồng thời hai yếu tố vừa chi phí cao vừa sức mua giảm. Lạm phát làm sức mua của dân chúng giảm sút và lãi suất của ngân hàng cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất.

Phải chăng, nợ xấu là yếu tố nhập khẩu từ bên ngoài làm cho giới truyền thông hốt hoảng.

Kỳ tới: Nợ xấu (nếu có) thì giải quyết thế nào

Tài sản thế chấp phổ biến nhất

 
- Nguon bai viet: Blog Ly Toet

18 July 2012

Lãi suất ở Việt Nam đang không giống ai


Lợi nhuận chênh lệch để bù đắp chi phí lên đến 8-10% khiến ngân hàng lãi khủng còn doanh nghiệp thì dở khóc, dở cười.

“Chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nước trong hơn 1 năm nay làm cho giá thành sản xuất hàng hóa đội lên. Bởi đầu vào là lãi suất tiền gửi bị chặn còn đầu ra để cho ngân hàng tự quyết định” – ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội bày tỏ quan điểm của mình về cách điều hành lãi suất hiện nay.
Chính sách tiền tệ có lợi cho ngân hàng

Với lý thuyết, lợi nhuận thì chênh lệch 3-4% của ngân hàng là đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Thực tế đang diễn ra nhiều tháng nay là chênh lệch đã lên đến 8-10%. Và kết quả là ngân hàng thì lãi khủng còn người gửi tiền thì thiệt đơn, thiệt kép, doanh nghiệp khốn đốn vì lãi suất cao.

“Chúng tôi cảm thấy trừ Việt Nam không có đất nước nào thực hiện một chính sách lãi suất như vậy, nhất là trong điều kiện kinh tế bị đình đốn, hàng tồn kho nhiều, đời sống nhân dân khó khăn, sức mua suy kiệt” - ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội siêu thị thành phố Hà Nội đã nêu ý kiến.

Về chính sách tiền tệ, nếu còn duy trì chế độ chặn đầu vào của tiền gửi thì đồng thời cũng phải thực hiện việc chặn đầu ra khi cho vay. Tất nhiên, sẽ có chính sách đầu ra đối với các đối tượng ưu tiên khác nhau trong xã hội. Một phương án khác có thể đến thời điểm nhất định ngân hàng nên thả nổi lãi suất để thị trường tiền tệ giao dịch mua bán sẽ tự quyết định lãi suất của nó.

Ngoài ra, việc minh bạch các chính sách, thông tin cũng cần được thực hiện nghiêm túc. Nhà nước cần cầm chịch giá bán ra của các doanh nghiệp đang ở vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền của các mặt hàng.

Song song với việc giải bài toàn đình trệ sản xuất, tiêu thụ hiện nay, Nhà nước cần chú ý những yếu tố lạm phát quay trở lại, vòng quay đình - lạm sẵn sàng tiếp tục nếu chúng ta không có biện pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Chính phủ yêu cầu NHNN phải hạ nhanh lãi suất cho vay nhưng cũng cần phải đồng thời có biện pháp không để lãi suất quay đầu tăng cao trở lại hoặc biến động thất thường như những năm trước lúc tăng, lúc giảm, khi thì còn 10%, 6% nhưng lúc lên 16, 18, 20%. Có làm được như vậy thì doanh nghiệp và nhà đầu tư mới dám vay và yên tâm vay. TS Ngô Trí Long cho rằng: Cần điều hành ngay lãi suất theo lạm phát mục tiêu hoặc theo lạm phát cơ bản để hạn chế những cú sốc từ bên ngoài. Mặt khác, tuy giảm nhanh lãi suất nhưng không thể giảm các điều kiện cho vay, giảm chất lượng tín dụng vì nếu không vòng luẩn quẩn nợ xấu sẽ tăng trở lại.

(Ảnh minh họa)

Cùng mạch tư duy này, TS Ngô Trí Long khẳng định, giảm lãi suất mới chỉ là một câu chuyện nhỏ. Bởi nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không hấp thu được vốn thì cũng không có ý nghĩa gì. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp đang khó khăn nhất là đầu ra, hàng tồn kho lớn. Nếu từ nay đến cuối năm tình hình không được cải thiện thì việc hấp thu vốn cũng rất khó khăn. Khi đó, sản xuất tiếp tục đình đốn và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục thấp, kinh tế có chiều hướng suy giảm. CPI tháng tới có thể tiếp tục giảm hoặc là sẽ tăng rất thấp kéo dài cho tới cuối năm.

Ngân hàng cứu DN hay cùng ôm nhau “chết”?

Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng mới tăng 0,76% so với cuối năm 2011; nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận, thách thức lớn nhất hiện nay là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, doanh nghiệp khó khăn về tài chính và ngày càng yếu đi, dẫn tới tăng trưởng tín dụng thấp.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp ngại vay. Ngân hàng cũng sợ cho doanh nghiệp vay vì có quá nhiều nợ xấu”.

Lãi suất huy động đã lùi về 9%/năm nhưng lãi suất cho vay vẫn ở xa vời vợi. Nên cho dù các ngân hàng tuyên bố lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng đến thời điểm này, chỉ có lác đác vài địa phương, có một vài doanh nghiệp khẳng định là đã tiếp cận được vốn vay với lãi suất 13%/năm. Nhưng, lại là chữ “nhưng”, các DN này phải là những DN có sức khỏe tốt.

Cũng phải nói thêm rằng, các ngân hàng hiện nay đang khó khăn về nợ xấu lớn, nên không dễ gì cho vay nếu dự án vay được xác định là không khả thi. Trước mắt, với mức lạm phát thấp như hiện nay, các ngân hàng vẫn có cơ hội dư thanh khoản, vì gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư có lợi lúc này, tránh một sự dịch chuyển tiền ra các lĩnh vực nhạy cảm khác.

Liên quan đến nợ xấu, TS Nguyễn Thị Lan (Học viện Tài chính) cho rằng, nợ xấu đang làm cho lãi suất cao, việc tiếp cận vốn khó khăn, tín dụng không tăng lên được. Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thành đề án mua bán nợ xấu, xác định rõ các nguồn gốc vốn, tổ chức và cách làm phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, cơ cấu lại doanh nghiệp. Theo đó, không nên mua lại nợ xấu thuộc nhóm không thu hồi được, nợ do yếu kém chủ quan của ngân hàng hay doanh nghiệp.

(Theo VOV) 14-07-2012

22 June 2012

Chuyện nhỏ sau cuộc thâu tóm lớn

Sẽ còn nhiều vụ thâu tóm bất ngờ như vụ thâu tóm Sacombank nếu các cơ quan quản lý vẫn cứ giơ cao đánh khẽ đối với các đối tượng mua chui bán lẻ cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Cơ cấu cổ đông của Sacombank trước khi ông Trần Phát Minh và Công ty Đầu tư Sài Gòn Á Châu giảm tỉ lệ sở hữu
Cuộc thâu tóm ở Sacombank có thể được xem là ly kỳ nhất trong lịch sử M&A Việt Nam khi chứng minh cho giới đầu tư rằng những chuyện tưởng rất vô lý hoàn toàn có thể thành hữu lý. Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) với vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng lại có thể nuốt được con cá lớn Sacombank với hơn 10.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản hơn 160.000 tỉ đồng. Không những thế, con cá bé này còn làm một cuộc “đảo chính”, thay gần như toàn bộ Hội đồng Quản trị Sacombank.
Giới đầu tư còn lâu mới tỏ tường những uẩn khúc đằng sau, nhưng những diễn biến nhỏ trong tuần qua đã phần nào cho thấy một căn nguyên không nhỏ của vụ thâu tóm này.
Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 3 cổ đông của Sacombank là Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty Đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh bị xử phạt hành chính vì đã mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỉ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không báo cáo. Mức phạt cho mỗi tổ chức, cá nhân là 60 triệu đồng. Con số này nói lên điều gì?
Không bình luận về vụ lùm xùm ở Sacombank, Tiến sĩ Alan Phan, doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987, chỉ kể lại bài học xương máu mà theo ông, nó cho thấy sự khác biệt quá lớn giữa cách quản lý thị trường chứng khoán ở hai nơi.
Năm 2000, Tập đoàn Harcourt của Alan Phan bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đâm đơn kiện do phát hành cổ phiếu sai mục đích. Harcourt đã phát hành 1 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1 triệu USD dưới hình thức cổ phiếu cho nhân viên tư vấn, tức là loại cổ phiếu hạn chế giao dịch. Tuy nhiên, số cổ phiếu này sau đó lại được bán ra như cổ phiếu phổ thông dành cho nhà đầu tư. Cá nhân ông Alan Phan, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, cũng có nguy cơ bị lệnh cấm không được ngồi vào ban quản trị của bất kỳ công ty đại chúng nào trong vòng 10 năm, nếu thua kiện.
Sau 7 năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, cuối cùng ông và Harcourt đã thắng vì SEC không đưa ra được căn cứ xác thực. Tuy nhiên, để có được sự trong sạch, tổng chi phí Harcourt bỏ ra lên tới 3 triệu USD. Ngược lại, phía SEC cho biết họ cũng tốn số tiền tương đương để trả chi phí cho nhân viên công vụ, hành chính và các thủ tục liên quan. Như vậy, tổng cộng SEC và Harcourt tốn đến 6 triệu USD để xử lý một vi phạm chỉ 1 triệu USD.
SEC cũng phân chia cấp độ xử lý rất rõ ràng đối với từng mức vi phạm khác nhau. Nếu số tiền vi phạm tương đương 1% tổng giá trị vốn hóa của một cổ phiếu, SEC sẽ tự thành lập ủy ban điều tra và đích thân xử lý. Nhưng nếu trị giá hơn 5%, ủy ban này sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt không thuộc SEC mà thuộc cấp cao hơn để xử lý. Khi đó, phạm vi của vụ việc đã không còn là chuyện riêng của sàn chứng khoán.
Điều đáng nói là vào thời điểm đó, tập đoàn đa ngành chuyên sản xuất bút viết, thiết bị môi trường, truyền thông và dịch vụ tài chính Harcourt có thị giá gần 700 triệu USD, nghĩa là số tiền vi phạm tương đương chưa tới 0,15% giá trị vốn hóa của cổ phiếu.
So với câu chuyện của Sacombank thì thế nào? Sài Gòn Á Châu đã mua 21,9 triệu cổ phiếu trong ngày 1.3.2012 mà không báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Với mức giá STB vào phiên này là 22.000 đồng, số tiền Công ty vi phạm là 484 tỉ đồng. Tương tự, với hơn 42 triệu cổ phiếu mua ngày 9.1, số tiền Sài Gòn Exim vi phạm là 705 tỉ đồng. Và với hơn 1,5 triệu cổ phiếu được mua trong ngày 24.2, số tiền ông Trần Phát Minh, từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Southern Bank, vi phạm khoảng 30 tỉ đồng.
Nếu tính theo thị giá ngày 15.6.2012, mức vốn hóa thị trường của Sacombank vào khoảng 21.700 tỉ đồng. Như vậy, mức vi phạm lần lượt là 3% vốn hóa đối với Sài Gòn Exim, 2% đối với Sài Gòn Á Châu và 0,14% đối với ông Minh. Còn nếu tính tổng cộng thì mức vi phạm là 1.219 tỉ đồng, lên đến gần 6% vốn hóa của Sacombank.
Dù số tiền vi phạm khác nhau, họ đều chịu chung một mức phạt hành chính 60 triệu đồng! Thú vị hơn nữa, ngoài số tiền phạt, không thấy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo thêm gì về quá trình điều tra vụ việc, trong khi khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt kéo dài đến gần 5 tháng. Chỉ có đại diện 1 trong 2 tổ chức vi phạm nói trên giải thích lý do không báo cáo với Ủy ban, đó là do sơ suất trong việc cập nhật thông tin về số cổ phiếu STB, dẫn đến tính nhầm tỉ lệ sở hữu. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng cả 2 tổ chức này đều là công ty đầu tư tài chính, những đơn vị giữ tiền của cổ đông và mang đi đầu tư!
Trong khi đó, với câu chuyện của Harcourt, theo yêu cầu của SEC, tập đoàn này đã phải thuê cả một xe container loại 40 feet chở toàn bộ giấy tờ, tài liệu của Công ty đến văn phòng SEC để cơ quan này điều tra, xem xét. Ngay cả các loại giấy tờ cá nhân của ông Alan Phan và gia đình cũng được SEC chiếu cố tới.
Sau quyết định xử phạt, ngay trong tuần qua lại có thông tin ông Trần Phát Minh và Sài Gòn Á Châu đã giảm tỉ lệ nắm giữ tại Sacombank xuống dưới 5% và lại không báo cáo. Rõ ràng, khi chuyện mua chui bán lén cổ phiếu chỉ chịu một mức phạt tượng trưng, các ông chủ công ty niêm yết hoàn toàn có lý do để sợ bị thâu tóm một cách bất ngờ.  
Tác giả: Bảo Trâm     NCĐT 18/06/2012

16 June 2012

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.
Phương pháp quản lý tiền bạc Jars
Ảnh: FoldedSpace
Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được đánh dấu như  sau với số phần trăm tương ứng.
  • Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
  • Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
  • Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
  • Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
  • Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
  • Give - Tài khoản từ thiện 10%
Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.

1. Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ  cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu câu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

2. Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%

Tài khoan này bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lơn hơn, như là sắm xe, mua nhà, danh dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ  cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác

3. Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%

Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn

4. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%

Có thể khai niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái

5. Play – Tài khoản hưởng thụ 10%

Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn

6. Give – Tài khoản từ thiện 10%

Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

Vậy bây giờ làm sao để bắt đầu luyện tập phương pháp JARS?

+ Hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiến bạc cá nhân của chính bạn.
+ Đầu tiên hãy ghi ra số tiên bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rôì chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên
+ Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở 1 tài khoản tiết kiểm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.
+ Đới với LTSS, bạn hãy đat cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lơn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó
+ Còn EDU, nếu trước mắt bạn ko có những dự tính lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có 1 khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình.
+ Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản ko cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.
+ Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoạc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phep hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chung 1 lân, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thên mình
+ Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên

Hướng dẫn sử dụng các công cụ quản lý tài chính:
Hướng dẫn sử dụng công cụ tài chính cá nhân
Chúc các bạn thành công trong việc quản lý các khoản vay và tiết kiệm của mình
Kính chào.
Tác giả: Vũ Toàn