Showing posts with label Phat Trien Ban Than. Show all posts
Showing posts with label Phat Trien Ban Than. Show all posts

04 November 2012

“Ai lấy kho pho mát của tôi?”



Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi – đó là “Mọi thứ luôn thay đổi”. Vậy nếu bạn không phát triển chính mình để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, có nghĩa bạn đang đi lùi. “Who Moved My Cheese” – một cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa và đã thay đổi rất nhiều quan niệm của tôi về sự thay đổi trong công việc.
 “Hãy tự di chuyển kho pho mát của mình”
Đây là bài học mà tôi luôn nhắc nhở mình phải áp dụng. Vì sao? Tôi đã từng cảm thấy “an toàn trong kho pho mát của mình” – đó chính là một công việc ổn định, thu nhập tốt. Cho đến một ngày, tôi nhận ra rằng, tôi không còn hào hứng khi nghĩ đến “kho pho mát” này vì nó không còn cả chất lẫn lượng. Nhưng chấp nhận sự thật đó để đi tìm một kho pho mát mới hoàn toàn không dễ dàng. Tôi phải đấu tranh với chính mình rất nhiều, cuối cùng tôi cũng phải dũng cảm dứt bỏ nó để ra đi. Một lần là đủ! Tôi không muốn mình rơi vào tình thế này lần thứ hai; chính vì vậy từ đó, tôi luôn trong tư thế “sẵn sàng để tìm những kho pho mát mới”.
“Ai lấy kho pho mát của tôi?” Nhưng có phải những lúc cần đi tìm “kho pho mát” ngon hơn có nghĩa là chúng ta phải làm lại hồ sơ và tìm kiếm việc mới ở những công ty mới?
Công việc mới thì đúng, nhưng không nhất thiết phải là công ty mới nếu bạn vẫn còn yêu công ty hiện tại.
Trước hết, hãy xem mình còn có thể làm được gì hơn nữa trong công việc hiện tại. Chủ động mở rộng phạm vi công việc hiện tại chính là cách hiệu quả để bạn “di chuyển kho pho mát”, dĩ nhiên bạn phải hoàn thành công việc chính của mình trước. Mở rộng phạm vi công việc có nghĩa là bạn học nhiều kỹ năng hơn, bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn; và quan trọng là bạn đem lại nhiều giá trị hơn. Giá trị bạn đem lại càng nhiều, cơ hội thăng tiến càng cao.
Thứ hai, hãy xem những cơ hội thăng tiến trong thời gian tới. Con đường nghề nghiệp của bạn sẽ đi theo hướng nào? Sắp tới, bạn có cơ hội để thăng tiến không? Nếu có, hãy biến kho pho mát cũ của mình thành kho pho mát mới tươi ngon hấp dẫn. Hỏi sếp bạn những tiêu chí cho vị trí mới, bạn cần phát triển thêm những kỹ năng nào? học thêm những kiến thức nào? và những thử thách nào để có thể đạt được vị trí đó. Chủ động hỏi và chủ động làm! Những nỗ lực của bạn sẽ không uổng phí. Hãy nhớ rằng cơ hội chỉ dành cho ai có sự chuẩn bị kỹ càng.
Tiếp theo, cơ hội chuyển đổi trong chính công ty hiện tại. Nếu công việc hiện tại của bạn không theo đúng đam mê, thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của bạn; hãy tìm hiểu những cơ hội trong nội bộ trước. Nếu công ty bạn có chính sách cho phép chuyển đổi công việc, hãy nắm bắt những cơ hội này. Cách đây hơn hai năm, khi còn phụ trách bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng, tôi đã ứng tuyển cho vị trí quản lý bộ phận Marketing, cũng tại VietnamWorks; và đến giờ này, tôi vẫn tin rằng, đây chính là một trong những quyết định đúng đắn nhất của mình. Tôi đã tìm ra “kho pho mát” mình yêu thích.
Khi không còn cơ hội nào, hãy nghĩ đến bên ngoài.
Để “MOVE your cheese” – di chuyển kho pho mát của mình, bạn cần:
Motivation – Hãy trả lời câu hỏi “Vì sao tôi muốn công việc này?” “Vì sao tôi cần một kho pho mát mới?” Hiểu rõ động lực của chính mình để chọn một hướng đi đúng đắn. Không phải “kho pho mát” nào cũng có mùi vị bạn thích. Không phải miếng pho mát nào cũng trả lời được câu hỏi “vì sao” của bạn. Một khi bạn chưa xác định rõ, bạn đừng nên vội vàng hành động.
Observation – Quan sát thật kỹ những gì diễn ra xung quanh. Chính vì sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, khả năng quan sát và sự nhạy bén sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, chớp lấy cơ hội và có sự chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi. Nếu bỏ qua những dấu hiệu quan trọng, bạn sẽ không biết được những thay đổi trong chính công việc của mình, và bỏ lỡ những cơ hội có được “kho pho mát” mới.
Value – Hãy mang lại giá trị cho người khác trước khi đòi hỏi được trả công bằng pho mát mới. Chỉ khi bạn tạo ra những giá trị người khác đang cần, bạn sẽ được tưởng thưởng. Và “kho pho mát” của bạn sẽ tỉ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra.
Enthusiasm – Nhiệt huyết sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trên con đường đi tìm pho mát mới. Tinh thần lạc quan sẽ chính là năng lượng cho hành trình của bạn. Và hãy nhớ rằng, bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng muốn có những con người đầy nhiệt huyết, tinh thần tích cực cho nhóm của mình, nhất là những vị trí quản lý.
Hà Huệ Chi

6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA STEVE JOBS

Ngày 5/10 vừa qua, thế giới đã mất đi một huyền thoại về công nghệ và sáng tạo Steve Jobs. Người đã thổi hồn vào những chiếc điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad và máy tính Macbook, đưa chúng trở thành những món hàng công nghệ được săn đón nhất thế giới.
Steve Jobs ra đi, ông không chỉ để lại cho thế giới những kiệt tác công nghệ mà còn là những bài học về một thái độ sống tích cực, niềm đam mê và sự nỗ lực không mệt mỏi. Đây chính là những bí quyết giúp Steve vượt qua những khó khăn và vấp ngã để đến đỉnh thành công. Hãy học hỏi từ Steve: “Hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ!”
1.  Làm điều bạn yêu thích
Theo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”
Hoàn toàn đúng! Làm một công việc bạn không thích thì cũng giống như nồi tròn mà úp vung méo. Mỗi ngày bạn đều cố gắng hết sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà bạn cảm thấy mình đáng được nhận.6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA STEVE JOBS Mỗi ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt qua – bởi vì bạn chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc.
Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị, bạn làm công việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người. Bối cảnh nào bạn nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!
Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tự tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật sự của mình là gì (không phải cái bạn nghĩ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội trông đợi ở bạn). Việc ba mẹ của bạn muốn bạn trở thành một luật sư hay kế toán viên hàng đầu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm thấy thành công và niềm đam mê trong công việc đó.
2. Tầm nhìn xa
Theo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.”
Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên mất mục tiêu chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan trọng, có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở phút kế tiếp, bạn lại mãi nghĩ về cả trăm việc khác bạn cần làm, và thế là sự quá tải đến!
3.  Hãy nêu cao tinh thần doanh nhân
Steve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn.”
Không ít lần tôi tình cờ gặp những người thông minh và khôn ngoan đến tuyệt vời. Họ có những ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện “cú nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng. Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.
Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất quan trọng, không nên để việc quá chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết bạn cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu
Ca sĩ/tay guitar nổi tiếng Jim Rowland đã từng nói “Sự kỷ luật chỉ nặng một ounce còn sự hối tiếc nặng đến một tấn” (1 tấn = 32 000 ounce). Hãy duy  trì tính kỷ luật và lòng dũng cảm để tiến về phía trước theo từng bước nhỏ, và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những tiến bộ bạn đã đạt được.
4. Hãy tạo sự khác biệt
Theo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”
Tôi thích câu này của Steve vì cả từ “hải quân” và “cướp biển” đều gợi nhớ cho tôi nhiều điều! Tôi đã làm việc 14 năm trong môi trường công ty (chưa kể một khoảng thời gian ở trong quân dự bị) nhưng tôi đã vứt bỏ những điều đó để thành lập công ty Outshine Consulting and The Success Rules. Hiện tại không có sự lựa chọn nào tốt hơn cái nào, nhưng tôi nghĩ điểm mấu chốt cần suy nghĩ ở đây là bạn muốn nắm giữ vị trí gì trong cuộc sống.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn. 
Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng (status quo), tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.
Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!
5. Nỗ lực hết mình
Theo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công"
Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao thành công.
Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau. Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo. Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm việc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết (Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó
6. Không ngừng học hỏi
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật. Nếu không phát triển, học hỏi và trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào trường hợp nào?
Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng. Ông không đạt được thành công như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có. Ông liên tục sáng tạo và đổi mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi.
Thông qua việc xây dựng một mạng lưới quan hệ xã hội hữu hiệu, bạn có thể học được nhiều điều từ những người thông thái. Họ có thể thách đố tư duy của bạn và giúp bạn phát triển ý tưởng và chiến lược mới để đạt được thành công. Học tập cũng giống như tiêu tiền. Bạn có thể mở mang kiến thức mỗi ngày bằng cách nhận thức ưu điểm của những người xung quanh bạn, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình. Sự lựa chọn là của bạn.
(Theo Ezinearticles.com)

Bài học từ cuộc đua của Thỏ và Rùa

Hãy xem CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện quen thuộc với chúng ta như thế nào:
Ngày xưa, rùa và thỏ tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua, thỏ ngồi và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ, kết thúc đường đua và giành chiến thắng.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua.
-------------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng thì rùa sẽ không thể nào thắng được nó. Vì thế, thỏ quyết định thách thức rùa trong một cuộc đua mới và lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó.ruavatho.jpg Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học được rút ra: Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
Câu chuyện này cũng mở ra một liên kết: Nếu công ty bạn có 2 thành viên, một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh nhưng những việc anh ta làm vẫn đáng tin cậy. Chúng tôi khá chắc chắn rằng, người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.
--------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Rùa suy ngẫm và nhận ra rằng: rùa không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ vì vậy rùa suy nghĩ và rồi thách thức thỏ ở một cuộc đua khác, nhưng sẽ có sự thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý và chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã nhận thức được từ lần trước, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, đích đến là cách 2km nữa ở bên kia sông và thỏ không có cách nào để vượt qua sông. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia để kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Hãy xác định ưu thế của mình, chọn sân chơi phù hợp và bạn sẽ là người chiến thắng.
--------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Sau ba cuộc đua, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và cả hai nhận ra rằng kết hợp cũng là một cách hay để chiến thắng. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua và chúng sẽ cùng chạy chung trong một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy một mạch đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.
Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những ưu điểm riêng, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những ưu điểm của nhau khi các bạn làm việc trong cùng một nhóm, vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể một mình hoàn thành cả một dự án là bài học rút ra.
Xuyên suốt câu truyện, chúng ta thấy rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn sau một lần thất bại và thỏ không bao giờ thiếu tập trung về sau. Rùa nhận ra khuyết điểm của mình và ngay lập tức thay đổi chiến thuật để tìm cách phát huy thế mạnh và giành chiến thắng. Trong cuộc sống, khi đối mặt với thất bại là thời điểm thích hợp để chúng ta cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đó cũng là lúc bạn cần nhìn lại và thử tìm kiếm những giải pháp khác. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học mới, thay vì cạnh tranh với nhau, chúng hợp tác để cùng nhau giải quyết tình huống cách tốt nhất.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào việc giành giật từng 0,1% thị phầ với Pepsi. Goizueta nhận ra rằng trung bình mỗi ngày, một người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng, đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Vì vậy, Goizueta quyết định không tập trung vào việc cạnh tranh với Pepsi nữa mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông muốn mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống nước và Goizueta quyết định đầu tư các máy bán Coca cola tự động ở khắp các góc đường. Từ quyết định này, doanh thu của Coca - cola tăng vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

12 August 2012

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ


Blog Của Đào Duy Chữ Ngày Thứ Bẩy 11/8/2012 - Nguon Alan phan
1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. ”
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư: “Những gì đã qua, cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả.
Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn!
Hãy luôn hạnh phúc!

11 August 2012

Cây gậy và củ cà rốt

Hôm nay, Thịnh muốn chia sẻ với tất cả chúng ta về câu chuyện "Cây gậy và củ cà rốt". Mình có search trên internet thì kiếm được 2 câu chuyện về Cây gậy và củ cà rốt mà mình sẽ share bên dưới, tuy nhiên mình không hoàn toàn tâm phục về 2 câu chuyện này, có lẽ nó sẽ chỉ phù hợp với văn hóa, xã hội, hoàn cảnh ngày xưa thôi, mình ngẫm và ngộ ra một phiên bản "Cây gậy và củ cà rốt" khác sẽ phù hợp và hiệu quả với cách lãnh đạo, phát triển bản thân và kinh doanh hơn trong thời điểm hiện tại. Nhưng trước mắt mình sẽ share 2 câu chuyện trên, vì vẫn có nhiều cái để chúng ta học tập.

Câu chuyện 1: Nguồn wikipedia: 
Cây gậy và củ cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) là một loại chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. 'Cây gậy' tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, 'củ cà rốt' tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.
Carrot and stick.svg
Một chính sách kiểu 'cây gậy và củ cà rốt' phải luôn hội tu đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt (kinh tế hoặc quân sự).
Thông thường, thành ngữ này không được dùng một cách chính thức trong quan hệ quốc tế, nhưng được dùng bởi giới báo chí, đôi khi được dùng bởi nước bị áp đặt với hàm ý rằng đó là chính sách thiếu công bằng.

Câu chuyện quản lý 2: Cây gậy và củ cà rốt

1) Vua thỏ lúng túng

Sườn núi phía nam có một bầy thỏ. Dưới sự quản lý của vua thỏ mắt xanh, bầy thỏ có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ. Nhưng thời gian gần đây số lương thực bầy thỏ kiếm về ngày một ít. Vì sao nhỉ? Vua thỏ nhận ra là một số thỏ trở nên lười biếng.


2) Khuyến khích là tất yếu


Vua thỏ nhận ra, số thỏ lười biếng ảnh hưởng xấu tới những con khác. Số thỏ chăm cho rằng làm nhiều làm ít cũng như nhau, vậy nỗ lực để làm gì? Từng con, từng con cũng lười theo. Thế là vua thỏ quyết tâm thay đổi, tuyên bố thỏ nào biểu hiện tích cực sẽ được thưởng cà rốt.


3) Tuỳ tiện khen thưởng, bất mãn nổi lên


Việc một chú thỏ xám được vua ban thưởng củ cà rốt đầu tiên làm dậy sóng trong bầy thỏ. Vua thỏ không ngờ tác động của việc khen thưởng lại mạnh như vậy, nhưng là tác động xấu.


Mấy lão thỏ tìm vua kể lể tội lỗi của chú thỏ xám, chất vấn vì sao vua ban thưởng? Vua thỏ nói:


- Ta nhận thấy thỏ xám làm việc không tồi. Nếu các anh cũng có biểu hiện tích cực như thỏ xám thì tự nhiên sẽ được khen thưởng.


4) Bầy thỏ học cách đóng kịch


Thế là bầy thỏ phát hiện ra bí quyết để được khen thưởng. Cả bọn cho rằng: chỉ cần giỏi "thể hiện" trước vua thỏ là được nhận cà rốt thưởng. Một số bác thỏ chân chất không giỏi "trình diễn" sinh buồn rầu. Dần đà, phong cách làm việc đóng kịch nổi lên trong bầy. Nhiều thỏ chỉ quan tâm làm sao cho vua thỏ vừa lòng nên thậm chí không ngại gian dối. Truyền thống lao động chăm chỉ thật thà của bầy thỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng.


5) Có quy củ, việc mới chạy


Để loại bỏ thói làm ăn gian dối, nhờ sự giúp đỡ của nhóm thỏ già, vua thỏ ban bố quy định khen thưởng. Theo đó, thực phẩm bọn thỏ đem về đều phải qua nghiệm thu, sau đó căn cứ vào số lượng mà khen thưởng.


Một thời gian, bầy thỏ làm việc hiệu quả hẳn lên, kho chứa đầy thực phẩm dự trữ.


6) Chú ý cải cách chế độ khen thưởng


Chỉ cần vua thỏ không để ý, năng suất lao động của bầy thỏ sau một thời gian đạt tới cực đỉnh lại xuống dốc thê thảm. Vua thỏ thấy kỳ quái bèn điều tra kỹ lưỡng, nguyên do nguồn thức ăn ở gần đã bị bầy thỏ khai thác hết nhưng không có ai chủ động đi tìm nguồn thức ăn mới.


Một chú thỏ trắng tai dài chỉ trích vua thỏ chỉ biết đến số lượng, dung dưỡng thói ăn xổi ở thì, làm hại đến sự phát triển lâu dài của đàn thỏ.


7) Sau khi quy củ bị phá hỏng


Vua thỏ thấy thỏ tai dài có lý nên lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Một hôm, có chú thỏ xám không hoàn thành nhiệm vụ, bạn chú là Đô Đô liền bớt phần mình giúp thỏ xám. Vua thỏ nghe chuyện, khen ngợi không ngớt tinh thần giúp bạn của Đô Đô.


Hai hôm sau, tình cờ gặp Đô Đô ở cửa kho, vua thỏ cao hứng thưởng gấp đôi cho Đô Đô. Lệ mới mở ra, phong trào "đóng kịch" lại nổi lên, bầy thỏ lại học cách làm vừa lòng vua thỏ. Những chú thỏ không biết cách làm hài lòng thì tìm đến vua thỏ kêu khóc làm vua thỏ đứng ngồi không yên. Có con nói:


- Sao tôi làm việc chăm chỉ mà phần thưởng lại thua Đô Đô?


Có con nói:


- Lần đó tôi làm việc rất tích cực, hoá ra thu nhập lại ít hơn trước, thật không công bằng!


8) Cà rốt cũng mất tác dụng khen thưởng


Một thời gian sau, tình hình càng gay cấn, nếu không thưởng hậu thì không ai còn muốn làm việc. Thế nhưng không ai làm việc thì lấy đâu cái ăn? Vua thỏ không chịu nổi, phải ban bố thỏ nào tình nguyện cống hiến cho cả bầy sẽ được thưởng một giỏ cà rốt đầy. Bố cáo vừa ban đã có thỏ xin làm tình nguyện. Vua thỏ nghĩ, thưởng hậu tất sẽ có thỏ giỏi.


Nào ngờ số thỏ này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ. Vua thỏ giận dữ tới trách móc chúng. Bọn thỏ đều trả lời như nhau:


- Vua thỏ, xin đừng trách chúng tôi. Một khi trong tay đã có cà rốt, ai còn muốn đi làm nữa?


Một số loại cà rốt không tốn tiền:

Loại cà rốt thứ nhất: Tiên nữ rắc hoa


"Tiên nữ rắc hoa" là chuyện cổ tích lưu truyền khắp dân gian Trung Quốc. Đối với người quản lý xí nghiệp, đó là một loại cà rốt không tốn tiền nhưng cực hiệu quả. Lý do thật đơn giản: Làm nhà quản lý, anh có thể vung vãi bốn phía, chỗ này một câu biểu dương, chỗ kia một câu khen ngợi, làm nhân viên nở nang mặt mũi. Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ phấn chấn, tăng khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất của họ sẽ tăng lên gấp bội.


Loại cà rốt thứ hai: Tỏ lòng quan tâm


Lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Mối quan hệ đó không những khiến nhân viên làm việc không vì tiền mà còn khiến họ làm việc đặc biệt tốt. Có thể thấy cuộc đối thoại dưới đây trong rất nhiều tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc:


Trong gian phòng bí mật, vị lãnh đạo hỏi cấp dưới vẻ rất nghiêm trọng:


- X. , ta đối đãi anh thế nào?


X. lập tức bày tỏ:


- Đại nhân đối với thuộc hạ ơn năng như núi!


Lãnh đạo tiếp tục hỏi:


- Có một việc, không biết anh có hoàn thành được không?


X không biết việc gì nhưng vẫn biểu lộ lòng trung son sắt:


- Đại nhân đã sai bảo, X. chết cũng không dám từ.


Đúng là đội ơn vua, lính mất mạng.


Loại cà rốt thứ ba: Vờ quan tâm


Nếu anh không có chút hứng quan tâm tới đời tư của nhân viên (gia đình, hôn nhân, sức khỏe, thậm chí cả thái độ của họ) thì chiêu này rất hiệu quả. Điều thần diệu của chiêu này là một mặt làm nhân viên sung sướng tột cùng, một mặt anh đỡ phải nghe những câu chuyện chán ngắt.


Một ví dụ của chiêu này: anh đi xe cách nhân viên chừng 10m thì gọi rõ to, kiểu như: "Gia đình khoẻ cả chứ?" Nhân viên ai cũng sẽ thấy anh quan tâm tới cấp dưới, còn anh thì không phải nghe lải nhải.


Hoặc anh cũng có thể diễn trò này vào dịp tết hằng năm.


Nếu anh quan niệm người đời lạnh nhạt với mình cũng chẳng sao, nếu anh thấy sự giúp đỡ nhau chân thành cũng không cần thiết thì có thể chơi trò này. Có lúc, có nơi, nó sẽ có tác dụng tốt trong thời gian ngắn.


Loại cà rốt thứ tư: Tặng vật kỷ niệm


Dù thiệp sinh nhật chỉ là một tấm bìa cứng, thế nhưng có chữ ký của anh trên đó sẽ làm nhân viên sung sướng. Cùng một lẽ như vậy, chiếc nơ mua ở chợ chỉ mười mấy đồng (mua số lượng lớn càng rẻ), nhưng nó lại tượng trưng cho sự vinh dự nên có ý nghĩa không tầm thường.


Giả như có nhân viên đem về cho công ty một hợp đồng bạc triệu, anh có thể mở hội lớn, giong trống mở cờ tặng nơ anh ta.


Đó là một mũi tên bắn ba đích: Thứ nhất, chiếc nơ đó xem như một báu vật vô giá; thứ hai, người nhận nơ cảm động rơi nước mắt, khiến anh ta cố công cố sức để nhận thêm một nơ nữa; thứ ba, khiến đồng nghiệp người nhận nơ ghen tức mà có ý thức "rừng nơ (cà rốt) trước mặt, roi da (hay cây gậy) phía sau".


Loại cà rốt thứ năm: Khiến công việc có sức ép


Công việc quá đơn điệu sẽ khiến nhân viên chán nản; công việc quá khó sẽ khiến nhân viên sợ hãi. Sự thực, vấn đề không phải là công việc khó hay dễ, mà là có sức ép hay không.


Ví như, anh có thể giao một công việc nói là rất khó khăn (dù ai cũng biết là rất dễ), khi nhân viên hoàn thành, anh khen ngợi anh ta như người hùng.


Hay khi giao một hạng mục cho anh X. , anh có thể xem đó như thử thách, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng là chỉ có X. làm được việc đó. Như vậy, dù X. có gặp khó khăn trùng trùng vẫn sẽ nỗ lực như một vận động viên Olympic.

Loại cà rốt thứ sáu: Ban phát giấy khen

Giấy khen dường như không cần thiết, tuy nhiên công dụng "cà rốt" của nó không tầm thường.


Một tờ giấy khen không những làm nhân viên thấy vinh dự, nó còn cho thấy: lao động vất vả của nhân viên đó không hoàn toàn vì tiền. Anh ta sẽ là tấm gương cho những nhân viên khác.


Loại cà rốt thứ bảy: Ăn trưa cùng nhân viên


Được ăn trưa hay tán gẫu cùng anh chắc chắn làm nhân viên vinh dự, họ sẽ có cảm giác hạnh phúc, thấy mình có năng lực, được coi trọng và tán thưởng, lâng lâng như đi trên mây, v. v…


Anh có thể thấy ngượng vì bị tâng bốc, song thực tế, nhân viên cần cảm giác vinh dự đó.


Loại cà rốt thứ tám: Cho nhân viên cơ hội tự đề ra mục tiêu


Nếu nhân viên được tự đặt ra mục tiêu, họ sẽ nỗ lực gấp mười lần để hoàn thành kế hoạch. Song để nhân viên tự đặt mục tiêu chung cũng rất nguy hiểm. Trò chơi này rất cần nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản lý, chỉ sơ suất là hỏng việc. Bởi một số nhân viên giống như trẻ em trong nhà trẻ, họ đề ra mục tiêu đầy tham vọng nhưng không cách gì thực hiện được. Trong khi mục tiêu thật nhất của anh khi cho nhân viên tự đặt mục tiêu là: làm cho nhân viên thực hiện mục tiêu của chính mình.


Loại cà rốt thứ chín: Khích lệ tinh thần hy sinh của nhân viên


Không nên khuyến khích nhân viên về đúng giờ (ít nhất là rời khỏi vị trí muộn mười phút), càng không được để nhân viên giả bệnh nghỉ ngơi. Ngược lại, cần khuyến khích nhân viên làm quá giờ hay ốm đau mà vẫn đi làm. Nếu giỏi khuyến khích tinh thần hy sinh của nhân viên, anh không tốn tiền mà vẫn được nhiều giá trị thặng dư.


Kỹ xảo của trò này là: anh không nên kêu gọi "làm thêm giờ miễn phí" mà nên tán dương "lòng say nghề "


Loại cà rốt thứ mười: Tạo môi trường cạnh tranh cho nhân viên


Nếu tạo môi trường cạnh tranh cho nhân viên,họ sẽ đua nhau yêu nghề, "cà rốt" của anh sẽ tạo một hiệu ứng đô- mi- nô.

Mỗi nhân viên đều là một quân bài đó đô- mi- nô, anh cần sắp họ đúng vị trí. Sau đó, mỗi nhân viên sẽ là một tấm gương, mà tác dụng của mỗi tấm gương sẽ rất lớn.

LỜI BÀN


"Thái Công binh pháp" viết: "Cốt yếu dùng binh là tôn lễ và thưởng hậu. Tôn lễ thì người có trí sẽ tới, thưởng hậu thì người có nghĩa sẽ tận lòng… Vì thế, người có lễ quy thuận, người được nhận thưởng tranh nhau hy sinh. Còn thưởng thì lính còn hy sinh." Lễ và thưởng chính là hai loại cà rốt khác nhau.

Làm người lãnh đạo công ty hay một bộ phận, bạn phải dùng chí tiến thủ của nhân viên để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nếu không khích lệ, tinh thần nhân viên sẽ sa sút, mục tiêu của bạn cũng tan tành. Vì thế, trong một nền văn hoá công ty coi con người là nền tảng thì cà rốt hiện hữu ở khắp mọi nơi.
Chính sách cà rốt "xưa đã có, nay càng thịnh", bạn cũng cần một số loại cà rốt, kể cả cà rốt không tốn tiền, để xây dựng văn hoá công ty.

03 July 2012

5 cách để “nghĩ ngoài chiếc hộp”


SGTT Nguyệt san - Trong nhiều trường hợp tôi muốn tìm ra những ý tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề “bên ngoài chiếc hộp”. Nhưng cũng như rất nhiều người khác, tôi cảm thấy không dễ gì thoát khỏi lối mòn. Và chúng ta hầu như không thể tư duy đột phá và sáng tạo kiểu như CEO lừng danh Steve Jobs của hãng Apple đã tạo ra iPod, iPhone... Vì thế tôi đi tìm những cách thức giúp một người bình thường có thể “think out of box” dễ dàng hơn. Sau đây là 5 cách.
1. Thay đổi ngành nghề
Hãy gặp và hỏi thăm ý kiến, góc nhìn từ những người làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, nghĩ theo cách của họ. Mỗi người mỗi ngành sẽ nhìn theo cách của họ, thế là bạn có những ý kiến “ngoài chiếc hộp nghề nghiệp” của bạn. Cùng một sản phẩm chẳng hạn, người hoạ sĩ sẽ nhìn ở góc độ mỹ thuật, cái đẹp. Người kỹ sư sẽ quan tâm đến thiết kế, chất lượng. Vận động viên lại chỉ quan tâm đến tốc độ, cách thức hoạt động của sản phẩm đó.
Thomas Friedman, nhà báo lừng danh, tác giả Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ôliu gọi đó là nhìn sự vật qua những lăng kính khác nhau. Ông từng làm việc ở các bộ phận kinh tế, ngoại giao, các vấn đề Trung Đông ở tờ The New York Times. Nhờ vậy ông có thể phân tích một vấn đề theo nhiều góc nhìn khác nhau.
2. Thay đổi số lượng/kích thước…
Ở đây tôi nêu một nguyên tắc “Tối thiểu hoá – Tối đa hoá” của môn học “Phương pháp luận sáng tạo – TRIZ” do GS Phan Dũng trường đại học Khoa học tự nhiên giảng dạy. Nguyên tắc này sẽ giảm/thu nhỏ số lượng/kích thước/yêu cầu tới mức không thể giảm được, và tăng lên một con số thật lớn, thật bất thường.
Nếu bạn được giao một công việc phải thực hiện và phải tính ngân sách. Thử tưởng tượng nếu ngân sách bằng 0, hoặc ngân sách 1.000 tỉ, bạn sẽ thực hiện nó như thế nào. Từ đó bạn sẽ nghĩ ra những cách “khác thường” rồi điều chỉnh lại để phù hợp thực tế hơn.
Chẳng hạn với chiếc tivi, khi tối thiểu hoá kích thước bề dày màn hình, sẽ ra màn hình siêu mỏng. Thu nhỏ hết mức, sẽ nghĩ ra chiếc điện thoại có chức năng tivi. Nhiều kỷ lục Guinness cũng được lập ra bằng cách này “to nhất, nhỏ nhất, nhiều nhất…”
3. Thay đổi thời gian
Thay vì bạn đang ở hiện tại để tìm giải pháp, hãy nghĩ nếu bạn đang ở thời 1.000 năm trước Công nguyên, chưa có điện nước hay công cụ gì hết, người ta sẽ làm gì để giải quyết. Hay nếu bạn đang ở 1.000 năm sau 3010, trình độ khoa học kỹ thuật vượt bậc, người ta sẽ hành xử thế nào?
Với cách này, chẳng hạn nếu bạn là nhà thiết kế thời trang, khi về thời Trung cổ, bạn sẽ nghĩ ra nhiều mẫu quần áo làm bằng vỏ cây, tơ nhện… với những thiết kế có hoa văn của da ngựa vằn, rắn hổ mang… Khi đi đến tương lai, bạn sẽ nghĩ ra những mẫu quần áo có thể thay đổi màu sắc, hoa văn tuỳ thuộc vào thời điểm sáng chiều tối, hay thậm chí thay đổi kiểu dáng tuỳ vào người bạn gặp.
4. Thay đổi không gian
Hãy đi đến những miền đất lạ, những đất nước mới để khám phá những nền văn hoá khác. Ở đó, người ta sẽ nghĩ và làm theo những cách khác hẳn cách bạn nghĩ, từ đó bạn có thể tìm thấy những cách thức sáng tạo hơn.
Chẳng hạn ở Việt Nam bạn nghĩ “ngu như bò”, sang Ấn Độ họ lại nghĩ khác “thiêng như bò” vì bò là một con vật linh phải được tôn trọng tối đa. Ở đây để lắp ráp một máy móc gì, ta có công nhân để làm việc đó, nhưng sang Nhật, họ lại muốn dùng… robot để tăng tốc độ và sự chính xác. Khá nhiều nhà kinh doanh, kỹ sư, nhà quản lý hay cả copywriter, đạo diễn dùng cách này để học hỏi những giải pháp từ các nước khác.
5. Thay đổi cách nghĩ
Paul Arden – giám đốc sáng tạo của tập đoàn quảng cáo Saatchi & Saatchi nước Anh có viết một quyển sách What ever you think, think the opposite – tạm dịch “Mỗi khi bạn nghĩ, hãy nghĩ ngược lại cách trước đây thường nghĩ” để chỉ cách tìm ra những ý tưởng sáng tạo. Cách này để tránh những phương pháp thói quen ta thường xuyên lặp lại.
Chẳng hạn trước đây bạn phải đi cưa cẩm các cô gái xinh đẹp nhưng không thành công, giờ hãy nghĩ cách làm sao để các cô ấy phải quan tâm tới bạn. Trước đây bạn hành động nhanh, ít suy nghĩ, thì giờ hãy chậm lại, lập kế hoạch trước khi hành động. Và ngược lại, nếu trước đây bạn hay cẩn thận quá, nghĩ nhiều mà ít làm, giờ hãy chú tâm vào hành động.
***
Sau khi thử vận dụng hết cả năm cách này cho bất cứ vấn đề gì, dù là trong công việc kinh doanh, nghệ thuật, hay thậm chí là tình yêu thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra khá nhiều cách khác lạ và không có giới hạn. Để tiếp tục áp dụng chúng hiệu quả vào thực tế, lúc đó cần tiếp sự linh hoạt và kiến thức của bạn trong lĩnh vực đó.
Bùi Đức Minh
SGTT

Think outside of the box: Tư Duy Vượt Khỏi Chiếc Hộp


 

Think outside of the box: Tư Duy Vượt Khỏi Chiếc Hộp


Vào năm 1969, John Adair đã giới thiệu một trò chơi đã làm đau đầu nhiều nhà thông thái, đó là nối 9 điểm bằng 4 đường thẳng liên tục và không nhấc bút khỏi mặt giấy. Bạn có giải được câu đố này không?




Nếu bạn chỉ nghĩ đến những đường kẻ bao xung quanh cả 9 điểm như một chiếc hộp thì bạn sẽ không bao giờ có thể nối được các điểm đó lại với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thử nghĩ cách kẻ những đường thẳng ra ngoài “chiếc hộp” đó thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và từ đó câu thành ngữ: “Think outside the box” ra đời.

Câu thành ngữ này có nghĩa là phải sáng tạo trong suy nghĩ, không suy nghĩ theo lối mòn tư duy và những định kiến trong xã hội. Box (chiếc hộp) ở đây có ngụ ý là những định kiến, những suy nghĩ sẵn có, nó bao bọc lấy tư duy và suy nghĩ của con người, giới hạn khả năng tưởng tượng của chúng ta. Phần bên trong chiếc hộp là có giới hạn, còn phần bên ngoài chiếc hộp là vô hạn. Nếu chúng ta có thể suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp thì khả năng sáng tạo của chúng ta sẽ là vô biên.



Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh, nếu chúng ta cứ suy nghĩ mãi theo một hướng thì đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy bế tắc và không có hướng giải quyết. Nhưng nếu thử suy nghĩ theo một chiều hướng khác đi, chúng ta sẽ thấy vấn đề trở nên đơn giản vô cùng. Nếu bạn biết nhìn xa trông rộng và xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh thì vấn đề sẻ được giải quyết một cách hiệu quả hơn rất nhiều.

Chính vì thế, để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn phải luôn nhớ một điều là hãy "think outside the box" để có được cái nhìn sáng suốt trước mọi vấn đề và vướng mắc nảy sinh trong cuộc sống.

Đoạn video dưới đây của chuyên gia Dennis Gilbert sẽ là một ví dụ minh họa điển hình về việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy theo một chiếu hướng mới.

 
Tư duy ngoài "chiếc hộp" cần những tố chất sau:
- Sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới hàng ngày
- Sẵn sàng làm những việc khác nhau và dám làm theo những cách chưa ai làm
- Tập trung tìm hiểu những ý kiến mới và theo đuổi những ý kiến đó
- Tìm ra những giá trị mới của vấn đề cũ mà chưa ai thấy
- Biết lắng nghe người khác
- Biết hỗ trợ và tôn trọng người khác khi họ đưa ra những ý kiến khác lạ, thậm chí là "điên rồ"
Những người có tư duy ngoài "chiếc hộp" thường là những người dám đón nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới, sẵn sàng bỏ thăm dò và tìm hiểu những điều mới mẻ đó. Họ tin rằng những ý tưởng mới dù có thể chưa thuyết phục được phần đông nhưng họ vẫn nuôi dưỡng và ủng hộ ý tưởng của mình. Họ nhận thấy rằng có được ý tưởng là điều tốt nhưng thực hiện ý tưởng còn quan trọng hơn nhiều.
Tư duy bên ngoài "chiếc hộp chưa bao giờ là việc đơn giản và không phải ai cũng có thể có được, có thể theo đuổi. Thành công chỉ đến với những người dám nghĩ và dám làm.
Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến Copernicus là người đưa ra học thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời còn Gallileo dám mạnh dạn ủng hộ quan điểm này ngay cả khi chết với câu nói: "Dù sao thì trái đất vẫn quay". Vào thời điểm đó, có thể ông là một trong những người, thậm chí là người duy nhất dám vượt rào cản của cả hệ thống tư duy thời bấy giờ khi tất cả đều thừa nhận mặt trời quay xung quanh trái đất. Nếu không có tư duy vượt giới hạn cả về không gian và thời gian, không dám theo đuổi ý tưởng của mình thì không biết đến bao giờ loài người mới thoát khỏi ảo tưởng trái đất là trung tâm của vũ trụ.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, trong một tổ chức và đối với những nhà quản lý, hoạch định chính sách. Ngoài việc phải nỗ lực tìm kiếm ý tưởng, họ phải biết tạo dựng một môi trường nuôi dưỡng ý tưởng, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với ý tưởng.
Việc tư duy theo lối mòn sẽ huỷ hoại thành công đã tạo dựng của bạn. Bạn cần phải biết thay đổi. Phải biết rằng không có gì là tốt nhất. Có thể điều gì đó với bạn lần này là tốt nhất nhưng lần sau sẽ tốt hơn. Và lần sau nữa, điều đó còn tốt hơn nữa. Người Mỹ có câu nói nổi tiếng: "Sống là để thay đổi".
Hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến Michael Dell, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell. Dell Computer được thành lập với số vốn ban đầu chỉ 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua khâu bán hàng trung gian, một điều mà không hãng máy tính nào lúc đó làm. Kết quả là từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính, chuyển sang tập đoàn Dell hùng mạnh với khoảng 41.800 chi nhánh khắp thế giới và là nhà cung cấp các dịch vụ và linh kiện máy tính đầu tiên cho các tập đoàn lớn nhất trên thế giới.
Tư duy ngoài "chiếc hộp" là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại luôn thay đổi và các ý tưởng đang ngày càng cạn kiệt hơn. Sẽ không quá khi nói rằng trên thế giới đang có cuộc chiến về ý tưởng. Có thể vào thời điểm đưa ra, một ý tưởng bị coi là điên rồ nhưng không chừng trong tương lai nó lại là cứu cánh cho cả tập đoàn hay cả cuộc đời một người.
Và quan trọng nhất, bạn hãy biết trân trọng khả năng sáng tạo của mình. Đừng xây quanh mình "chiếc hộp" hạn chế tư duy.
                                               Theo: VietNamNetJobs

5 cách để “nghĩ ngoài chiếc hộp”

16 June 2012

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.
Phương pháp quản lý tiền bạc Jars
Ảnh: FoldedSpace
Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được đánh dấu như  sau với số phần trăm tương ứng.
  • Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
  • Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
  • Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
  • Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
  • Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
  • Give - Tài khoản từ thiện 10%
Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.

1. Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ  cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu câu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

2. Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%

Tài khoan này bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lơn hơn, như là sắm xe, mua nhà, danh dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ  cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác

3. Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%

Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn

4. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%

Có thể khai niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái

5. Play – Tài khoản hưởng thụ 10%

Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn

6. Give – Tài khoản từ thiện 10%

Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

Vậy bây giờ làm sao để bắt đầu luyện tập phương pháp JARS?

+ Hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiến bạc cá nhân của chính bạn.
+ Đầu tiên hãy ghi ra số tiên bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rôì chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên
+ Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở 1 tài khoản tiết kiểm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.
+ Đới với LTSS, bạn hãy đat cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lơn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó
+ Còn EDU, nếu trước mắt bạn ko có những dự tính lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có 1 khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình.
+ Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản ko cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.
+ Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoạc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phep hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chung 1 lân, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thên mình
+ Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên

Hướng dẫn sử dụng các công cụ quản lý tài chính:
Hướng dẫn sử dụng công cụ tài chính cá nhân
Chúc các bạn thành công trong việc quản lý các khoản vay và tiết kiệm của mình
Kính chào.
Tác giả: Vũ Toàn

15 June 2012

5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời

Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình. Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.

1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.

Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.

2. Mình có đủ tự tin?

Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?

3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?

Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?

Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.

4. Mình có đang trải sức quá nhiều?

Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.

5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?

Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?

Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!



Biên dịch: Phương Anh - Uyên Phương - Khánh Như
Theo vn8x.

14 June 2012

BẠN CŨNG CÓ THỂ LÀ SỐ 1

 

Từ ngày tôi định vị mình là Diễn giả số 1 Việt Nam, có lắm điều hay liên quan đến việc này!
Một số người khó chịu với cách tôi định vị như thế vì họ cho rằng, để có số 1 thì phải có cuộc thi, phải có người bình chọn, rồi thì phải có số 2 hay số 3, phải có người thắng kẻ thua, phải có người giỏi kẻ kém. Và nếu tôi chọn vị trí số 1 tức là tôi “cả gan” đẩy lùi những người khác ra vị trí đằng sau.
Có những người chất vấn: Anh lấy tiêu chí gì để cho mình là số 1 ? Cũng không ít người sẵn sàng bỏ tiền tham dự chương trình của tôi chỉ để xem “thằng số 1” ăn nói thế nào mà dám tự vỗ ngực xưng tên. Có người nhấn mạnh “số 1” ra điều không ưng bụng lắm. Có người dè bỉu và hằn học ra mặt: “Thế cũng đòi là số 1” – thế thôi, chẳng cần cớ sự gì.
Nhiều người còn nhiệt tình hơn, thể hiệu sự bận tâm khá lớn khi cố chứng minh tôi không phải là số 1 bằng cách đưa ra những “bằng chứng” về nội dung, kinh nghiệm sống, đề tài diễn thuyết…, có người còn “sáng kiến” hơn khi đưa google vào cuộc để so sánh kết quả tìm kiếm với tiêu chí: tên diễn giả có số lượng kết quả tìm kiếm nhiều nhất mới đích thực là diễn giả số 1.
Nhiều người không hiểu rằng, định vị mình là số 1 chính là đặt ra một thách thức lớn cho chính bản thân, đồng thời cũng là mục tiêu để phấn đấu. Mỗi khi bạn làm một điều gì đó, bạn đều bị nhắc nhở bởi định vị của mình, và bạn sẽ phải có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp mình đang theo đuổi.
Bầu trời luôn có đủ chỗ cho tất cả các vì sao. Vì vậy mỗi công ty, mỗi cá nhân đều có quyền tìm một khoảng trống trên bầu trời cho riêng mình và tỏa sáng. Bạn sáng không có nghĩa là người khác tối. Bạn là số 1 trong phân khúc thị trường của bạn hoặc đối với khán giả của riêng bạn thì không có nghĩa bạn tước mất ngôi vị số 1 của người khác trong lòng đối tượng mục tiêu của riêng họ. Như nhà văn Nguyễn Đông Thức cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong một truyện ngắn của anh: cho dù có tổ chức hàng trăm cuộc thi hoa hậu đi nữa thì người đoạt vương miện hoa hậu không hẳn là người đẹp nhất thế giới, mà mỗi người đàn ông đều có thể chọn “hoa hậu của lòng mình”.
Một điều lạ nữa là đã gần một năm nay, tôi chuyển sang định vị là Diễn giả hàng đầu Việt Nam thì nhiều người vẫn nhắc đến tôi như Diễn giả số 1, dù đã bắt đầu có nhiều người làm công việc diễn thuyết hoặc đang “trở mình” thành diễn giả. Vậy đó cũng là cái hay của việc đưa vào suy nghĩ của mọi người một định vị tốt, sau đó tập trung sống và làm việc cho xứng đáng với định vị đó.
Cuối cùng, có một điều tôi muốn tiết lộ: thật sự tôi chẳng bận tâm đến việc tôi là diễn giả hạng bao nhiêu, tôi chỉ quan tâm đến việc khán giả đón nhận mình như thế nào và doanh nghiệp có sẵn sàng mời tôi diễn thuyết dù phải chi trả mức phí cao hơn hay không. Đến một lúc nào đó, khi chúng ta đã biết mình là ai, định vị được bản thân mình thì chúng ta sẽ chẳng còn quan tâm đến thứ hạng của mình cũng như bận tâm đến thứ hạng của người khác.

                                                                                                                                               Diễn giả Quách Tuấn Khanh

66 Câu Phật Học Làm Chấn Động Thiền Ngữ Thế Giớ

* Vậy là chuẩn bị bước sang tuổi 25th, cái tuổi mà mình vẫn quan niệm mà một mốc thiêng liêng trong sự nghiệp thằng đàn ông hiện đại - " Phải làm được cái gì đó trước tuổi 25". Tuy nhiên, đền thời điểm này, Mình Thất Bại! Không còn tự tin như trước nữa, nhiều lúc còn thu mình và xấu hổ với bản thân, bạn bè... Mình sẽ không bỏ cuộc, tiếp tục theo đuổi cái hoài bão Sự Nghiệp đó!
Thực tế, trong thời gian đi làm vừa qua, mình cũng tiếp xúc với nhiều người thành công "lệch", Sự Nghiệp giàu có, tài chính tự do tuy nhiên lại quá thiếu thồn hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. Có chủ NPP làm việc không ngừng nghỉ, doanh số hàng tháng ~ 30 tỷ VND, nhưng cũng gần 30 năm phải một mình nuôi con. Có người phụ nữ đang sở hữu vốn 80 tỷ nhưng chồng tai biến, con trai duy nhất thì downy. Có người phụ nữ trẻ, sn 81, doanh số hàng tháng cũng 7 tỷ nhưng cũng đang cần lắm 1 người để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sông... Đôi lúc cũng thấy thương sao một cuộc sống thiếu sự Cân Bằng như vậy.
Chính vì vậy, sang tuổi 25, không chỉ còn mục tiêu cho Sự Nghiệp mà gánh nặng hơn chính là Cuộc Sống, Thành Công trong Cuộc Sống ---> Cần phải hoàn thiện bản thân hơn để xây dựng được 1 cuộc sống như vậy. Và mình tinh, 66 cau Phật Học này chính là đạo để đưa con người có cuộc sống như vậy. Cũng ngộ được một số điều rồi, tuy nhiên, để hiểu hết 66 câu này chắc sẽ cần 66 năm nữa...

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.
9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.
16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?
20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?
 23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.
45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
50. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.
57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
61. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.
62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

http://youtu.be/aY361CSyeNA

3 từ đơn giản huỷ hoại thành công của bạn!

Đã bao giờ bạn cảm thấy tức tối khi chứng kiến người khác thành công hơn bạn trong khi bạn biết rõ bạn thông minh hơn họ? Có thể đó là ông chủ. Có thể đó là một chính khách nổi tiếng hoặc một nhà lãnh đạo nào đó.
Thế thì điều gì đã khiến họ thành công? Đó đã từng là điều giằng xé tâm trí tôi trong một thời gian dài. Ý tôi là, tại sao trí thông ming lại không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để trở thành một lãnh đạo… đại loại thế. Và câu trả lời là KHÔNG! Thay vào đó là HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH!
Và tôi phát hiện ra, một trong những điều cản trở con người ta hành động nhiều nhất đơn giản chỉ là 3 chữ:TÔI KHÔNG BIẾT!

      Đó là 3 từ nguy hiểm cản trở nhiều người làm những việc họ muốn. Họ không biết xuất phát điểm nằm ở đâu, và thậm chí biết rồi, họ cũng không rõ làm thế nào họ có thể đi từ điểm A đến điểm B. Đây là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người không thể hành động để biến ước mơ thành sự thực.
Vậy thì làm cách nào chúng ta vượt qua điều đó? Làm thế nào để ngăn không cho cảm giác bế tắc cản trở ta thành công? Câu trả lời là: hãy học cách tìm câu trả lời trong mọi vấn đề trước khi thốt lên 3 chữ:”Tôi không biết!” Chúng ta thường hay lười suy nghĩ khi gặp phải một vấn đề nào đó mà chúng ta có ít thông tin hoặc không thuộc sở trường của mình.3 chữ” Tôi không biết!” là lựa chọn nhẹ nhàng hơn hẳn việc phải suy nghĩ dông dài. Phải thế không nào? Và đó là lý do vì sao số người thành công thực sự không nhiều. Vậy nếu bạn muốn thành công, hãy thay đổi thái độ này ngay từ bây giờ. Hãy cố gắng nghĩ ra cách tập luyện thói quen này mọi lúc mọi nơi thay vì lại nói”Tôi không biết!” nhé. Ví dụ như khi chồng hoặc vơ bạn hỏi:”Cưng muốn ăn tối món gì?” Thay vì trả lời gọn lỏn:”Cũng không biết nữa!” Hãy tự hỏi bản thân bạn”Hôm nay mình thực sự muốn ăn món nào?” và trình bày ý kiến đó với người bạn đời của bạn. Và hãy làm điều tương tự khi có ai đó mời bạn đi chơi hoặc dùng bữa. Thay vì trả lời “tôi không biết”, hãy bỏ ra tí thời gian và đưa ra một đề xuất nào đó. Thậm chí nếu bạn không thực sự hào hứng với ý tưởng của mình, chỉ cần tìm thấy vài điều làm bạn thoả mãn khi thực hiện ý tưởng đó cũng tốt hơn là không có chủ đích gì cả.
Tiếp theo, hãy tự hỏi mình:”Làm thế nào tôi có thể sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất, ngay bây giờ?”Hãy dành ra 1 phút để động não và sắp xếp những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn cảm thấy khó đưa ra câu trả lời tốt nhất, hãy “tóm” ngay lấy lựa chon nào giúp bạn sử dụng thời gian một cách khá hiệu quả. Mấu chốt của vấn đề là:”Thà có một quyết định kém còn hơn không làm gì cả!”
Hãy hình dung về mọi cơ hội bạn có thể nghĩ ra để luyện tập thường xuyên thói quen tự ra quyết định dựa trên mong muốn của mình, hơn là phó mặc. Có rất nhiều rất nhiều phương pháp nho nhỏ nhưng hiệu quả để bạn luyện tập thói quen hữu ích này. Tôi nghĩ rồi bạn sẽ rất ngạc nhiên về khả năng của mình đấy!
     Sự khác biệt giữa sống và tồn tại        
      Ok! Giờ bạn đã nắm được những điều trên rồi đúng không. Chúng ta hãy tiếp tục đến gốc rễ thực sự của vấn đề. Đó là sở thích và nghề nghiệp của bạn.
Nếu bạn không làm việc mình yêu, hoặc chí ít là thích để kiếm tiền, thì theo tôi bạn đang uổng phí tiềm năng của mình rồi đó. Và tôi cá rằng một trong những lý do chính khiến bạn không theo đuổi điều gì đó tốt đẹp hơn là do bạn không biết phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu. Đừng ngần ngại mà hãy hành động đi! Nếu bạn không biết mình thực sự thích gì, hãy tìm một việc gì đó để làm mà ở đó bạn có nhiều cơ may khám phá được sở thích và tiềm năng của mình nằm ở lĩnh vực nào. Bạn có thể đọc sách hoặc tra Google để tìm kiếm thêm thông tin. Tôi tin rằng bất kì ai trong chúng ta đều có niềm đam mê  riêng và sở trường ở một vài lĩnh vực nhất định nào đó! Lý do tôi thích viết blog này bởi vì tôi đã chứng kiến nhiều người không thoả mãn với cuộc sống của mình,điều đó khiến tôi tìm tòi phương pháp tiếp cận và chia sẻ đơn giản đến mọi người những kinh nghiệm sống của mình.
Tìm thấy đam mê và theo đuổi mục tiêu dựa trên đam mê ấy, đó là sự khác biệt giữa sống và tồn tại.
Leo Babauta
(lược dịch từ zenhabits.net)