04 November 2012

“Ai lấy kho pho mát của tôi?”



Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi – đó là “Mọi thứ luôn thay đổi”. Vậy nếu bạn không phát triển chính mình để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, có nghĩa bạn đang đi lùi. “Who Moved My Cheese” – một cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa và đã thay đổi rất nhiều quan niệm của tôi về sự thay đổi trong công việc.
 “Hãy tự di chuyển kho pho mát của mình”
Đây là bài học mà tôi luôn nhắc nhở mình phải áp dụng. Vì sao? Tôi đã từng cảm thấy “an toàn trong kho pho mát của mình” – đó chính là một công việc ổn định, thu nhập tốt. Cho đến một ngày, tôi nhận ra rằng, tôi không còn hào hứng khi nghĩ đến “kho pho mát” này vì nó không còn cả chất lẫn lượng. Nhưng chấp nhận sự thật đó để đi tìm một kho pho mát mới hoàn toàn không dễ dàng. Tôi phải đấu tranh với chính mình rất nhiều, cuối cùng tôi cũng phải dũng cảm dứt bỏ nó để ra đi. Một lần là đủ! Tôi không muốn mình rơi vào tình thế này lần thứ hai; chính vì vậy từ đó, tôi luôn trong tư thế “sẵn sàng để tìm những kho pho mát mới”.
“Ai lấy kho pho mát của tôi?” Nhưng có phải những lúc cần đi tìm “kho pho mát” ngon hơn có nghĩa là chúng ta phải làm lại hồ sơ và tìm kiếm việc mới ở những công ty mới?
Công việc mới thì đúng, nhưng không nhất thiết phải là công ty mới nếu bạn vẫn còn yêu công ty hiện tại.
Trước hết, hãy xem mình còn có thể làm được gì hơn nữa trong công việc hiện tại. Chủ động mở rộng phạm vi công việc hiện tại chính là cách hiệu quả để bạn “di chuyển kho pho mát”, dĩ nhiên bạn phải hoàn thành công việc chính của mình trước. Mở rộng phạm vi công việc có nghĩa là bạn học nhiều kỹ năng hơn, bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn; và quan trọng là bạn đem lại nhiều giá trị hơn. Giá trị bạn đem lại càng nhiều, cơ hội thăng tiến càng cao.
Thứ hai, hãy xem những cơ hội thăng tiến trong thời gian tới. Con đường nghề nghiệp của bạn sẽ đi theo hướng nào? Sắp tới, bạn có cơ hội để thăng tiến không? Nếu có, hãy biến kho pho mát cũ của mình thành kho pho mát mới tươi ngon hấp dẫn. Hỏi sếp bạn những tiêu chí cho vị trí mới, bạn cần phát triển thêm những kỹ năng nào? học thêm những kiến thức nào? và những thử thách nào để có thể đạt được vị trí đó. Chủ động hỏi và chủ động làm! Những nỗ lực của bạn sẽ không uổng phí. Hãy nhớ rằng cơ hội chỉ dành cho ai có sự chuẩn bị kỹ càng.
Tiếp theo, cơ hội chuyển đổi trong chính công ty hiện tại. Nếu công việc hiện tại của bạn không theo đúng đam mê, thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của bạn; hãy tìm hiểu những cơ hội trong nội bộ trước. Nếu công ty bạn có chính sách cho phép chuyển đổi công việc, hãy nắm bắt những cơ hội này. Cách đây hơn hai năm, khi còn phụ trách bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng, tôi đã ứng tuyển cho vị trí quản lý bộ phận Marketing, cũng tại VietnamWorks; và đến giờ này, tôi vẫn tin rằng, đây chính là một trong những quyết định đúng đắn nhất của mình. Tôi đã tìm ra “kho pho mát” mình yêu thích.
Khi không còn cơ hội nào, hãy nghĩ đến bên ngoài.
Để “MOVE your cheese” – di chuyển kho pho mát của mình, bạn cần:
Motivation – Hãy trả lời câu hỏi “Vì sao tôi muốn công việc này?” “Vì sao tôi cần một kho pho mát mới?” Hiểu rõ động lực của chính mình để chọn một hướng đi đúng đắn. Không phải “kho pho mát” nào cũng có mùi vị bạn thích. Không phải miếng pho mát nào cũng trả lời được câu hỏi “vì sao” của bạn. Một khi bạn chưa xác định rõ, bạn đừng nên vội vàng hành động.
Observation – Quan sát thật kỹ những gì diễn ra xung quanh. Chính vì sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, khả năng quan sát và sự nhạy bén sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, chớp lấy cơ hội và có sự chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi. Nếu bỏ qua những dấu hiệu quan trọng, bạn sẽ không biết được những thay đổi trong chính công việc của mình, và bỏ lỡ những cơ hội có được “kho pho mát” mới.
Value – Hãy mang lại giá trị cho người khác trước khi đòi hỏi được trả công bằng pho mát mới. Chỉ khi bạn tạo ra những giá trị người khác đang cần, bạn sẽ được tưởng thưởng. Và “kho pho mát” của bạn sẽ tỉ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra.
Enthusiasm – Nhiệt huyết sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trên con đường đi tìm pho mát mới. Tinh thần lạc quan sẽ chính là năng lượng cho hành trình của bạn. Và hãy nhớ rằng, bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng muốn có những con người đầy nhiệt huyết, tinh thần tích cực cho nhóm của mình, nhất là những vị trí quản lý.
Hà Huệ Chi

6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA STEVE JOBS

Ngày 5/10 vừa qua, thế giới đã mất đi một huyền thoại về công nghệ và sáng tạo Steve Jobs. Người đã thổi hồn vào những chiếc điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad và máy tính Macbook, đưa chúng trở thành những món hàng công nghệ được săn đón nhất thế giới.
Steve Jobs ra đi, ông không chỉ để lại cho thế giới những kiệt tác công nghệ mà còn là những bài học về một thái độ sống tích cực, niềm đam mê và sự nỗ lực không mệt mỏi. Đây chính là những bí quyết giúp Steve vượt qua những khó khăn và vấp ngã để đến đỉnh thành công. Hãy học hỏi từ Steve: “Hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ!”
1.  Làm điều bạn yêu thích
Theo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”
Hoàn toàn đúng! Làm một công việc bạn không thích thì cũng giống như nồi tròn mà úp vung méo. Mỗi ngày bạn đều cố gắng hết sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà bạn cảm thấy mình đáng được nhận.6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA STEVE JOBS Mỗi ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt qua – bởi vì bạn chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc.
Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị, bạn làm công việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người. Bối cảnh nào bạn nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!
Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tự tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật sự của mình là gì (không phải cái bạn nghĩ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội trông đợi ở bạn). Việc ba mẹ của bạn muốn bạn trở thành một luật sư hay kế toán viên hàng đầu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm thấy thành công và niềm đam mê trong công việc đó.
2. Tầm nhìn xa
Theo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.”
Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên mất mục tiêu chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan trọng, có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở phút kế tiếp, bạn lại mãi nghĩ về cả trăm việc khác bạn cần làm, và thế là sự quá tải đến!
3.  Hãy nêu cao tinh thần doanh nhân
Steve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn.”
Không ít lần tôi tình cờ gặp những người thông minh và khôn ngoan đến tuyệt vời. Họ có những ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện “cú nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng. Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.
Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất quan trọng, không nên để việc quá chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết bạn cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu
Ca sĩ/tay guitar nổi tiếng Jim Rowland đã từng nói “Sự kỷ luật chỉ nặng một ounce còn sự hối tiếc nặng đến một tấn” (1 tấn = 32 000 ounce). Hãy duy  trì tính kỷ luật và lòng dũng cảm để tiến về phía trước theo từng bước nhỏ, và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những tiến bộ bạn đã đạt được.
4. Hãy tạo sự khác biệt
Theo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”
Tôi thích câu này của Steve vì cả từ “hải quân” và “cướp biển” đều gợi nhớ cho tôi nhiều điều! Tôi đã làm việc 14 năm trong môi trường công ty (chưa kể một khoảng thời gian ở trong quân dự bị) nhưng tôi đã vứt bỏ những điều đó để thành lập công ty Outshine Consulting and The Success Rules. Hiện tại không có sự lựa chọn nào tốt hơn cái nào, nhưng tôi nghĩ điểm mấu chốt cần suy nghĩ ở đây là bạn muốn nắm giữ vị trí gì trong cuộc sống.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn. 
Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng (status quo), tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.
Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!
5. Nỗ lực hết mình
Theo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công"
Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao thành công.
Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau. Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo. Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm việc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết (Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó
6. Không ngừng học hỏi
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật. Nếu không phát triển, học hỏi và trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào trường hợp nào?
Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng. Ông không đạt được thành công như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có. Ông liên tục sáng tạo và đổi mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi.
Thông qua việc xây dựng một mạng lưới quan hệ xã hội hữu hiệu, bạn có thể học được nhiều điều từ những người thông thái. Họ có thể thách đố tư duy của bạn và giúp bạn phát triển ý tưởng và chiến lược mới để đạt được thành công. Học tập cũng giống như tiêu tiền. Bạn có thể mở mang kiến thức mỗi ngày bằng cách nhận thức ưu điểm của những người xung quanh bạn, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình. Sự lựa chọn là của bạn.
(Theo Ezinearticles.com)

Từ đáy xã hội thành người giàu nhất Trung Quốc


42 tuổi vẫn còn nghèo rớt, nhưng 20 năm sau Zong Qinghou trở thành người giàu nhất Trung Quốc với tài sản trị giá hơn 20 tỷ USD.
Hơn 20 năm trước, khi Zong Qinghou 42 tuổi, ông thuộc dạng nghèo "rớt mồng tơi" và xoay xở kiếm sống bằng cách bán nước ngọt, kem que ở các cổng trường.
 
Zong Qinghou và con gái Kelly Zong, người sẽ thừa kế gia sản của Zong trong tương lai. Ảnh: AP
 
Thời gian đó, ông kiếm được khoảng 8 USD một tháng, thấp hơn cả mức lương của một phần ba dân số Trung Quốc. Thường xuyên cháy túi đến nỗi có lần ông phải ngủ bờ ngủ bụi vì không có tiền thuê nhà trọ.
Thế nhưng ngày nay khi đã 67 tuổi, Zong đã thành doanh nhân thành đạt, ông trùm ngành nước giải khát và là người giàu nhất tại Trung Quốc đại lục.
Tính đến tháng 10 này, tài sản của ông được Bloomberg định giá ở 20,1 tỷ USD, giàu thứ 30 thế giới.
Ngay cả tại một đất nước vừa trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, thì câu chuyện từ trắng tay thành giàu cự vạn như của Zong cũng được xem là kỳ tích.
Sinh năm 1945, thời trẻ của Zong trôi qua chủ yếu trên cánh đồng và không có nổi tấm bằng trung học.
"Trong một thời gian dài, tôi thường xuyên thiếu tiền mua cái ăn thứ mặc. Có thể nói tôi đã từ dưới đáy xã hội ngoi lên", Zong nói khi hồi tưởng về thời trẻ của mình.
Zong Qinghou cũng đã chứng kiến Cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông và dành nhiều thời gian nghiền ngẫm những quyển sách dạy cách cam chịu vượt qua khủng hoảng.
Đến khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và đẩy mạnh kinh tế thị trường, Zong Qinghou cho rằng đã đến lúc làm giàu.
Năm 1987, ông vay 22.000 USD từ họ hàng và cùng hai cộng sự mở một cửa hàng rau quả. Đây là bước khởi đầu của Zong để thành lập công ty Wahaha, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống sau này.
Trong năm đầu tiên, Zong thu về khoản lợi nhuận 15.991 USD, gấp 50 lần thu nhập bình quân đầu người thời gian đó.
Việc kinh doanh của ông ngày càng phát đạt trong hai thập kỷ rưỡi tiếp theo, vào thời kỳ Trung Quốc tăng trưởng phi mã với tốc độ GDP mở rộng trên 10% mỗi năm. Công ty Wahaha của ông Zong đã thu hút lượng khách lớn nhờ việc tầng lớp nghèo ngày càng khấm khá.
Năm ngoái, Wahaha có doanh thu 11 tỷ USD, chiếm thị phần thứ 3 về đồ uống tại Trung Quốc, đứng sau Coca-Cola và thương hiệu Tingyi của Hong Kong.
Zong dự đoán lợi nhuận sẽ còn tăng trưởng 60% trong năm nay. Hiện Zong, vợ và con gái nắm giữ 80% cổ phần của công ty.
Giờ đây khi làm chủ tịch của tập đoàn nước giải khát Wahaha, Zong vẫn duy trì phong cách đạm bạc và nhất quán.
Ông thường ngủ nghỉ tại trụ sở chính của công ty đặt tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Triết Giang.
Mỗi buổi trưa, ông xuống căng tin dưới tầng một để dùng bữa, chọn món ăn như các công nhân của mình.
Người đi đường nếu không biết mặt Zong Qinghou thường không liếc ông đến lần thứ 2 vì tỷ phú giàu nhất Trung Quốc chẳng có gì nổi bật.
Không bao giờ có vệ sĩ, ông thường ra ngoài với một chiếc áo khoác màu tối, đi giày da trơn, tất cả đều là hàng nội địa.
Zong Qinghou chỉ mua giày mới khi ai đó nhắc rằng giày mình đã cũ. Thứ xa xỉ nhất trên người vị doanh nhân này là chiếc đồng hồ Vacheron Constantin giá 48.000 USD, ông mua để thay chiếc Rolex cũ.
"Nhiều người bảo tôi rằng Rolex chỉ dành cho nhà giàu mới nổi", ông cười cho biết.
"Khi còn nghèo, tôi luôn phải tìm cách vươn lên. Những kinh nghiệm đó giờ đây vẫn còn giúp ích tôi rất nhiều", ông chia sẻ với tờ Bloomberg.
Theo VnExpress

Kissy Việt Nam - 8 năm một thương hiệu


Ngày 10/7/2004, Kissy Việt Nam được thành lập. Không lâu sau đó, các dòng khẩu trang Kissy đầu tiên ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Trước đây, khẩu trang chỉ được biết đến với chức năng chống khói bụi, không được chú trọng hình thức, thiết kế đơn giản, nhưng sau đó, với Kissy, sản phẩm khẩu trang đã có những đột phá. 

Từ xây dựng thương hiệu
Khẩu trang Kissy được làm từ chất liệu độc đáo với nguyên liệu tự nhiên và độ thuần Việt lên đến hơn 90%, kiểu dáng thời trang thích hợp với mọi đối tượng khách hàng và môi trường. Đặc biệt, tuổi thọ của Kissy vượt trội và nhất là khắc phục được những lỗi mà các sản phẩm khẩu trang khác thường mắc phải như: nhăn nhúm, phai màu, không thuận tiện để giặt giũ, không giữ nguyên được bản chất của sợi hoạt tính, dây đeo không có tính đàn hồi dẫn đến đau vành tai khi sử dụng. Với những tính năng trên,  từ một sản phẩm mới mẻ, xa lạ, Kissy đã trở nên thông dụng trên thị trường, là sự lựa chọn tốt của khách hàng. Cũng từ đó, Kissy đã tạo ra quan niệm và thói quen sử dụng khẩu trang mới của người Việt.
Từ dòng sản phẩm đầu tiên là khẩu trang cho người lớn, Kissy đã tiếp tục phát triển thêm các dòng sản phẩm mới dành riêng cho trẻ em. Kissy hiện là nhà cung cấp lớn nhất và uy tín hàng đầu về khẩu trang tại Việt Nam. Hiện nay, Kissy đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Với nguồn cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề, chiến lược phát triển đúng đắn, nhạy bén, kịp thời, Kissy luôn duy trì được mức tăng trưởng tốt kể cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Ngoài việc chú trọng đến kinh doanh và phát triển nền tảng kinh doanh, Kissy luôn quan tâm xây dựng nền tảng đạo đức nghề nghiệp và văn hóa riêng của Kissy. Trong đó, quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ liên tục, chuyên nghiệp, mang lại sự thỏa mãn lớn hơn của khách hàng là yếu tố được Kissy đặt lên hàng đầu.

Đến trách nhiệm xã hội
Ngay từ ngày đầu thành lập, Kissy Việt Nam đã thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ các vùng quê bị lũ lụt, thiên tai; hỗ trợ trẻ em khuyết tật, người nghèo... Ngoài ra, với mong muốn giúp đỡ cho người khuyết tật (NKT) cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, được sống bằng chính sức lao động của mình, Kissy Việt Nam đã tiếp nhận NKT vào làm việc, để chính những NKT làm ra những sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. NKT đến Kissy làm việc không chỉ được đào tạo nghề, mà còn được giáo dục về ý thức kỷ luật lao động, sinh hoạt, nên khi tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc chuyển công việc đều được mọi người khen ngợi, đánh giá cao.
Chia sẻ về hành trình tiếp theo của Kissy Việt Nam, bà Phạm Huệ Nương - Chủ nhãn hiệu Kissy Việt Nam cho biết “Mặc dù hiện nay kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhưng với chiến lược kinh doanh hiệu quả, cùng tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên, Kissy Việt Nam sẽ luôn phát triển, duy trì việc làm ổn định cho NKT, biến nơi đây thành một mái nhà vững chắc của NKT, giúp họ tự tin, hòa nhập cộng đồng”.
Có thể nói, với những kinh nghiệm đúc kết trong sản xuất kinh doanh mà Kissy Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua, cùng sự điều hành của Ban lãnh đạo, sự quyết tâm của tập thể cán bộ, nhân viên, Kissy Việt Nam sẽ luôn có đủ thế và lực để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới trong tương lai.
PV

Bài học từ cuộc đua của Thỏ và Rùa

Hãy xem CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện quen thuộc với chúng ta như thế nào:
Ngày xưa, rùa và thỏ tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua, thỏ ngồi và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ, kết thúc đường đua và giành chiến thắng.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua.
-------------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng thì rùa sẽ không thể nào thắng được nó. Vì thế, thỏ quyết định thách thức rùa trong một cuộc đua mới và lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó.ruavatho.jpg Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học được rút ra: Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
Câu chuyện này cũng mở ra một liên kết: Nếu công ty bạn có 2 thành viên, một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh nhưng những việc anh ta làm vẫn đáng tin cậy. Chúng tôi khá chắc chắn rằng, người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.
--------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Rùa suy ngẫm và nhận ra rằng: rùa không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ vì vậy rùa suy nghĩ và rồi thách thức thỏ ở một cuộc đua khác, nhưng sẽ có sự thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý và chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã nhận thức được từ lần trước, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, đích đến là cách 2km nữa ở bên kia sông và thỏ không có cách nào để vượt qua sông. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia để kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Hãy xác định ưu thế của mình, chọn sân chơi phù hợp và bạn sẽ là người chiến thắng.
--------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Sau ba cuộc đua, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và cả hai nhận ra rằng kết hợp cũng là một cách hay để chiến thắng. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua và chúng sẽ cùng chạy chung trong một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy một mạch đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.
Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những ưu điểm riêng, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những ưu điểm của nhau khi các bạn làm việc trong cùng một nhóm, vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể một mình hoàn thành cả một dự án là bài học rút ra.
Xuyên suốt câu truyện, chúng ta thấy rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn sau một lần thất bại và thỏ không bao giờ thiếu tập trung về sau. Rùa nhận ra khuyết điểm của mình và ngay lập tức thay đổi chiến thuật để tìm cách phát huy thế mạnh và giành chiến thắng. Trong cuộc sống, khi đối mặt với thất bại là thời điểm thích hợp để chúng ta cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đó cũng là lúc bạn cần nhìn lại và thử tìm kiếm những giải pháp khác. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học mới, thay vì cạnh tranh với nhau, chúng hợp tác để cùng nhau giải quyết tình huống cách tốt nhất.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào việc giành giật từng 0,1% thị phầ với Pepsi. Goizueta nhận ra rằng trung bình mỗi ngày, một người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng, đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Vì vậy, Goizueta quyết định không tập trung vào việc cạnh tranh với Pepsi nữa mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông muốn mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống nước và Goizueta quyết định đầu tư các máy bán Coca cola tự động ở khắp các góc đường. Từ quyết định này, doanh thu của Coca - cola tăng vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

12 August 2012

Biến vấn đề thành cơ hội kinh doanh


Không ai hiểu vấn đề của bạn hơn chính bản thân bạn, và thật tuyệt vời khi bạn giải quyết được nó theo cách sáng tạo. Nhưng liệu bạn có thể kiếm tiền từ những sáng tạo này hay không?
Hãy đọc câu chuyện sau đây:
Adie Horowitz kể, 17 năm trước, những đứa con của cô về nhà với mái đầu đầy chấy rận. Bác sĩ đã giới thiệu một loại dầu gội trị chấy nhưng cô từ chối vì không muốn bôi “thuốc trừ sâu” lên tóc con mình. Chấy có thể sinh ra 10 trứng/ngày, vì vậy cô cần phải làm gì đó để tránh căn bệnh phiền hà đang ngày một gia tăng theo cấp số nhân.
Horowitz đã đến thư viện lớn nhất tại Manhattan để nghiên cứu và thế là cô tìm được công thức trị chấy rận từ thảo dược của châu Âu. Sau khi tìm được thảo dược, cô đặt mua một chiếc lược chải chấy từ Đức và tự bào chế thuốc trị chấy cho riêng mình.

Loại thuốc này đã giúp những đứa trẻ nhà Horowitz khỏi bệnh hoàn toàn.

Vui mừng vì thành công, Horowitz đã kể cho mọi người nghe và ngay sau đó, cô nhận được rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn và giúp đỡ từ khắp nơi ở Brooklyn.

Sau đó, Licenders ra đời. Qua nhiều năm giúp các trẻ em trị chấy tại trường học và trước khi đi cắm trại, đến nay, doanh thu của công ty đã vượt mức 1 triệu USD và sở hữu 5 văn phòng. Horowitz nói, những người nổi tiếng như Kelly Ripa hay các bà mẹ trong chương trình “The Real Housewives of New York” có thể minh chứng cho dịch vụ và sản phẩm không độc hại của Licenders.
Horowitz đã biến vấn đề của mình thành một hoạt động kinh doanh vững chắc.
Còn bạn thì sao? Sau đây là một số lời khuyên:

Bắt đầu với một vấn đề mà ai cũng gặp phải
Bài toán mà Horowitz cần giải là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Bạn cần đánh giá được vấn đề của bạn có phải là vấn đề của số đông hay không, khi đó, giải pháp của bạn mới có thể trở thành sản phẩm để kinh doanh.

Một nhân viên phát triển ứng dụng khoe hàng trăm lần rằng anh ấy đã gặt hái được thành công lớn khi xử lý được rắc rối trong việc tạo ra ứng dụng giúp người dùng có thể đánh giá xem những bức ảnh quảng cáo có giống với sản phẩm thực hay không.

Cá nhân bạn có thể cho rằng đó không phải là một vấn đề cần giải quyết, nhưng anh ấy lại không nghĩ như vậy. Đôi khi, rất khó để phán xét công bằng, vì vậy, hãy để những xung quanh đóng góp vào ý tưởng của bạn.

Kiên trì và thử nhiều cách khác nhau
Không ai có thể nắm bắt được tương lai, nếu bạn đã quyết định đi vào kinh doanh, thì mọi sự cố đều có thể xảy đến. Bạn có thể thành công hoặc thất bại, nhưng bạn cần phải có cái nhìn tổng thể và kiên trì.
Bạn có thể gặp sai lầm, có thể mất tiền nữa, nhưng hơn hết, bạn có thể học hỏi từ những sai lầm đó và lớn lên.
Gia nhập hiệp hội doanh nghiệp
Horowitz lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, vì thế, cô khởi nghiệp dễ dàng hơn nhiều doanh nhân khác. Dù vậy, cô cũng phải nhờ vào sự giúp đỡ quý báu, những lời khuyên và tư vấn từ rất nhiều tổ chức mà cô tham gia, đơn cử như Count Me In, một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho cộng đồng nữ doanh nhân.

Thuê những người cần thiết
Muốn phát triển việc kinh doanh, bạn sẽ phải chi tiêu rất nhiều. Vì vậy, việc thuê một luật sư, một kế toán và một nhân viên tài chính là việc làm hết sức quan trọng. Và nếu bạn không có thời gian chăm nom việc học của con cái, hãy thuê một gia sư. Có rất nhiều người sẵn sàng giúp bạn cân bằng lại cuộc sống của mình.

Cống hiến cho cộng đồng
Horowitz thường xuyên giúp đỡ những trẻ em không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ và sản phẩm của Licenders. Chính việc làm từ thiện của mình đã giúp cô nhận lại những phần thưởng xứng đáng khi danh tiếng của Licenders ngày càng đi xa.
Không nhất thiết bạn phải cho không mọi thứ, có rất nhiều cách để bạn đáp trả lại cộng đồng, nơi đã giúp cho sự nghiệp của bạn tồn tại và thành công.

Nguon: Diendandoanhnghiep

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ


Blog Của Đào Duy Chữ Ngày Thứ Bẩy 11/8/2012 - Nguon Alan phan
1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. ”
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư: “Những gì đã qua, cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả.
Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn!
Hãy luôn hạnh phúc!

11 August 2012

Cây gậy và củ cà rốt

Hôm nay, Thịnh muốn chia sẻ với tất cả chúng ta về câu chuyện "Cây gậy và củ cà rốt". Mình có search trên internet thì kiếm được 2 câu chuyện về Cây gậy và củ cà rốt mà mình sẽ share bên dưới, tuy nhiên mình không hoàn toàn tâm phục về 2 câu chuyện này, có lẽ nó sẽ chỉ phù hợp với văn hóa, xã hội, hoàn cảnh ngày xưa thôi, mình ngẫm và ngộ ra một phiên bản "Cây gậy và củ cà rốt" khác sẽ phù hợp và hiệu quả với cách lãnh đạo, phát triển bản thân và kinh doanh hơn trong thời điểm hiện tại. Nhưng trước mắt mình sẽ share 2 câu chuyện trên, vì vẫn có nhiều cái để chúng ta học tập.

Câu chuyện 1: Nguồn wikipedia: 
Cây gậy và củ cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) là một loại chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. 'Cây gậy' tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, 'củ cà rốt' tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.
Carrot and stick.svg
Một chính sách kiểu 'cây gậy và củ cà rốt' phải luôn hội tu đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt (kinh tế hoặc quân sự).
Thông thường, thành ngữ này không được dùng một cách chính thức trong quan hệ quốc tế, nhưng được dùng bởi giới báo chí, đôi khi được dùng bởi nước bị áp đặt với hàm ý rằng đó là chính sách thiếu công bằng.

Câu chuyện quản lý 2: Cây gậy và củ cà rốt

1) Vua thỏ lúng túng

Sườn núi phía nam có một bầy thỏ. Dưới sự quản lý của vua thỏ mắt xanh, bầy thỏ có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ. Nhưng thời gian gần đây số lương thực bầy thỏ kiếm về ngày một ít. Vì sao nhỉ? Vua thỏ nhận ra là một số thỏ trở nên lười biếng.


2) Khuyến khích là tất yếu


Vua thỏ nhận ra, số thỏ lười biếng ảnh hưởng xấu tới những con khác. Số thỏ chăm cho rằng làm nhiều làm ít cũng như nhau, vậy nỗ lực để làm gì? Từng con, từng con cũng lười theo. Thế là vua thỏ quyết tâm thay đổi, tuyên bố thỏ nào biểu hiện tích cực sẽ được thưởng cà rốt.


3) Tuỳ tiện khen thưởng, bất mãn nổi lên


Việc một chú thỏ xám được vua ban thưởng củ cà rốt đầu tiên làm dậy sóng trong bầy thỏ. Vua thỏ không ngờ tác động của việc khen thưởng lại mạnh như vậy, nhưng là tác động xấu.


Mấy lão thỏ tìm vua kể lể tội lỗi của chú thỏ xám, chất vấn vì sao vua ban thưởng? Vua thỏ nói:


- Ta nhận thấy thỏ xám làm việc không tồi. Nếu các anh cũng có biểu hiện tích cực như thỏ xám thì tự nhiên sẽ được khen thưởng.


4) Bầy thỏ học cách đóng kịch


Thế là bầy thỏ phát hiện ra bí quyết để được khen thưởng. Cả bọn cho rằng: chỉ cần giỏi "thể hiện" trước vua thỏ là được nhận cà rốt thưởng. Một số bác thỏ chân chất không giỏi "trình diễn" sinh buồn rầu. Dần đà, phong cách làm việc đóng kịch nổi lên trong bầy. Nhiều thỏ chỉ quan tâm làm sao cho vua thỏ vừa lòng nên thậm chí không ngại gian dối. Truyền thống lao động chăm chỉ thật thà của bầy thỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng.


5) Có quy củ, việc mới chạy


Để loại bỏ thói làm ăn gian dối, nhờ sự giúp đỡ của nhóm thỏ già, vua thỏ ban bố quy định khen thưởng. Theo đó, thực phẩm bọn thỏ đem về đều phải qua nghiệm thu, sau đó căn cứ vào số lượng mà khen thưởng.


Một thời gian, bầy thỏ làm việc hiệu quả hẳn lên, kho chứa đầy thực phẩm dự trữ.


6) Chú ý cải cách chế độ khen thưởng


Chỉ cần vua thỏ không để ý, năng suất lao động của bầy thỏ sau một thời gian đạt tới cực đỉnh lại xuống dốc thê thảm. Vua thỏ thấy kỳ quái bèn điều tra kỹ lưỡng, nguyên do nguồn thức ăn ở gần đã bị bầy thỏ khai thác hết nhưng không có ai chủ động đi tìm nguồn thức ăn mới.


Một chú thỏ trắng tai dài chỉ trích vua thỏ chỉ biết đến số lượng, dung dưỡng thói ăn xổi ở thì, làm hại đến sự phát triển lâu dài của đàn thỏ.


7) Sau khi quy củ bị phá hỏng


Vua thỏ thấy thỏ tai dài có lý nên lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Một hôm, có chú thỏ xám không hoàn thành nhiệm vụ, bạn chú là Đô Đô liền bớt phần mình giúp thỏ xám. Vua thỏ nghe chuyện, khen ngợi không ngớt tinh thần giúp bạn của Đô Đô.


Hai hôm sau, tình cờ gặp Đô Đô ở cửa kho, vua thỏ cao hứng thưởng gấp đôi cho Đô Đô. Lệ mới mở ra, phong trào "đóng kịch" lại nổi lên, bầy thỏ lại học cách làm vừa lòng vua thỏ. Những chú thỏ không biết cách làm hài lòng thì tìm đến vua thỏ kêu khóc làm vua thỏ đứng ngồi không yên. Có con nói:


- Sao tôi làm việc chăm chỉ mà phần thưởng lại thua Đô Đô?


Có con nói:


- Lần đó tôi làm việc rất tích cực, hoá ra thu nhập lại ít hơn trước, thật không công bằng!


8) Cà rốt cũng mất tác dụng khen thưởng


Một thời gian sau, tình hình càng gay cấn, nếu không thưởng hậu thì không ai còn muốn làm việc. Thế nhưng không ai làm việc thì lấy đâu cái ăn? Vua thỏ không chịu nổi, phải ban bố thỏ nào tình nguyện cống hiến cho cả bầy sẽ được thưởng một giỏ cà rốt đầy. Bố cáo vừa ban đã có thỏ xin làm tình nguyện. Vua thỏ nghĩ, thưởng hậu tất sẽ có thỏ giỏi.


Nào ngờ số thỏ này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ. Vua thỏ giận dữ tới trách móc chúng. Bọn thỏ đều trả lời như nhau:


- Vua thỏ, xin đừng trách chúng tôi. Một khi trong tay đã có cà rốt, ai còn muốn đi làm nữa?


Một số loại cà rốt không tốn tiền:

Loại cà rốt thứ nhất: Tiên nữ rắc hoa


"Tiên nữ rắc hoa" là chuyện cổ tích lưu truyền khắp dân gian Trung Quốc. Đối với người quản lý xí nghiệp, đó là một loại cà rốt không tốn tiền nhưng cực hiệu quả. Lý do thật đơn giản: Làm nhà quản lý, anh có thể vung vãi bốn phía, chỗ này một câu biểu dương, chỗ kia một câu khen ngợi, làm nhân viên nở nang mặt mũi. Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ phấn chấn, tăng khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất của họ sẽ tăng lên gấp bội.


Loại cà rốt thứ hai: Tỏ lòng quan tâm


Lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Mối quan hệ đó không những khiến nhân viên làm việc không vì tiền mà còn khiến họ làm việc đặc biệt tốt. Có thể thấy cuộc đối thoại dưới đây trong rất nhiều tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc:


Trong gian phòng bí mật, vị lãnh đạo hỏi cấp dưới vẻ rất nghiêm trọng:


- X. , ta đối đãi anh thế nào?


X. lập tức bày tỏ:


- Đại nhân đối với thuộc hạ ơn năng như núi!


Lãnh đạo tiếp tục hỏi:


- Có một việc, không biết anh có hoàn thành được không?


X không biết việc gì nhưng vẫn biểu lộ lòng trung son sắt:


- Đại nhân đã sai bảo, X. chết cũng không dám từ.


Đúng là đội ơn vua, lính mất mạng.


Loại cà rốt thứ ba: Vờ quan tâm


Nếu anh không có chút hứng quan tâm tới đời tư của nhân viên (gia đình, hôn nhân, sức khỏe, thậm chí cả thái độ của họ) thì chiêu này rất hiệu quả. Điều thần diệu của chiêu này là một mặt làm nhân viên sung sướng tột cùng, một mặt anh đỡ phải nghe những câu chuyện chán ngắt.


Một ví dụ của chiêu này: anh đi xe cách nhân viên chừng 10m thì gọi rõ to, kiểu như: "Gia đình khoẻ cả chứ?" Nhân viên ai cũng sẽ thấy anh quan tâm tới cấp dưới, còn anh thì không phải nghe lải nhải.


Hoặc anh cũng có thể diễn trò này vào dịp tết hằng năm.


Nếu anh quan niệm người đời lạnh nhạt với mình cũng chẳng sao, nếu anh thấy sự giúp đỡ nhau chân thành cũng không cần thiết thì có thể chơi trò này. Có lúc, có nơi, nó sẽ có tác dụng tốt trong thời gian ngắn.


Loại cà rốt thứ tư: Tặng vật kỷ niệm


Dù thiệp sinh nhật chỉ là một tấm bìa cứng, thế nhưng có chữ ký của anh trên đó sẽ làm nhân viên sung sướng. Cùng một lẽ như vậy, chiếc nơ mua ở chợ chỉ mười mấy đồng (mua số lượng lớn càng rẻ), nhưng nó lại tượng trưng cho sự vinh dự nên có ý nghĩa không tầm thường.


Giả như có nhân viên đem về cho công ty một hợp đồng bạc triệu, anh có thể mở hội lớn, giong trống mở cờ tặng nơ anh ta.


Đó là một mũi tên bắn ba đích: Thứ nhất, chiếc nơ đó xem như một báu vật vô giá; thứ hai, người nhận nơ cảm động rơi nước mắt, khiến anh ta cố công cố sức để nhận thêm một nơ nữa; thứ ba, khiến đồng nghiệp người nhận nơ ghen tức mà có ý thức "rừng nơ (cà rốt) trước mặt, roi da (hay cây gậy) phía sau".


Loại cà rốt thứ năm: Khiến công việc có sức ép


Công việc quá đơn điệu sẽ khiến nhân viên chán nản; công việc quá khó sẽ khiến nhân viên sợ hãi. Sự thực, vấn đề không phải là công việc khó hay dễ, mà là có sức ép hay không.


Ví như, anh có thể giao một công việc nói là rất khó khăn (dù ai cũng biết là rất dễ), khi nhân viên hoàn thành, anh khen ngợi anh ta như người hùng.


Hay khi giao một hạng mục cho anh X. , anh có thể xem đó như thử thách, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng là chỉ có X. làm được việc đó. Như vậy, dù X. có gặp khó khăn trùng trùng vẫn sẽ nỗ lực như một vận động viên Olympic.

Loại cà rốt thứ sáu: Ban phát giấy khen

Giấy khen dường như không cần thiết, tuy nhiên công dụng "cà rốt" của nó không tầm thường.


Một tờ giấy khen không những làm nhân viên thấy vinh dự, nó còn cho thấy: lao động vất vả của nhân viên đó không hoàn toàn vì tiền. Anh ta sẽ là tấm gương cho những nhân viên khác.


Loại cà rốt thứ bảy: Ăn trưa cùng nhân viên


Được ăn trưa hay tán gẫu cùng anh chắc chắn làm nhân viên vinh dự, họ sẽ có cảm giác hạnh phúc, thấy mình có năng lực, được coi trọng và tán thưởng, lâng lâng như đi trên mây, v. v…


Anh có thể thấy ngượng vì bị tâng bốc, song thực tế, nhân viên cần cảm giác vinh dự đó.


Loại cà rốt thứ tám: Cho nhân viên cơ hội tự đề ra mục tiêu


Nếu nhân viên được tự đặt ra mục tiêu, họ sẽ nỗ lực gấp mười lần để hoàn thành kế hoạch. Song để nhân viên tự đặt mục tiêu chung cũng rất nguy hiểm. Trò chơi này rất cần nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản lý, chỉ sơ suất là hỏng việc. Bởi một số nhân viên giống như trẻ em trong nhà trẻ, họ đề ra mục tiêu đầy tham vọng nhưng không cách gì thực hiện được. Trong khi mục tiêu thật nhất của anh khi cho nhân viên tự đặt mục tiêu là: làm cho nhân viên thực hiện mục tiêu của chính mình.


Loại cà rốt thứ chín: Khích lệ tinh thần hy sinh của nhân viên


Không nên khuyến khích nhân viên về đúng giờ (ít nhất là rời khỏi vị trí muộn mười phút), càng không được để nhân viên giả bệnh nghỉ ngơi. Ngược lại, cần khuyến khích nhân viên làm quá giờ hay ốm đau mà vẫn đi làm. Nếu giỏi khuyến khích tinh thần hy sinh của nhân viên, anh không tốn tiền mà vẫn được nhiều giá trị thặng dư.


Kỹ xảo của trò này là: anh không nên kêu gọi "làm thêm giờ miễn phí" mà nên tán dương "lòng say nghề "


Loại cà rốt thứ mười: Tạo môi trường cạnh tranh cho nhân viên


Nếu tạo môi trường cạnh tranh cho nhân viên,họ sẽ đua nhau yêu nghề, "cà rốt" của anh sẽ tạo một hiệu ứng đô- mi- nô.

Mỗi nhân viên đều là một quân bài đó đô- mi- nô, anh cần sắp họ đúng vị trí. Sau đó, mỗi nhân viên sẽ là một tấm gương, mà tác dụng của mỗi tấm gương sẽ rất lớn.

LỜI BÀN


"Thái Công binh pháp" viết: "Cốt yếu dùng binh là tôn lễ và thưởng hậu. Tôn lễ thì người có trí sẽ tới, thưởng hậu thì người có nghĩa sẽ tận lòng… Vì thế, người có lễ quy thuận, người được nhận thưởng tranh nhau hy sinh. Còn thưởng thì lính còn hy sinh." Lễ và thưởng chính là hai loại cà rốt khác nhau.

Làm người lãnh đạo công ty hay một bộ phận, bạn phải dùng chí tiến thủ của nhân viên để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nếu không khích lệ, tinh thần nhân viên sẽ sa sút, mục tiêu của bạn cũng tan tành. Vì thế, trong một nền văn hoá công ty coi con người là nền tảng thì cà rốt hiện hữu ở khắp mọi nơi.
Chính sách cà rốt "xưa đã có, nay càng thịnh", bạn cũng cần một số loại cà rốt, kể cả cà rốt không tốn tiền, để xây dựng văn hoá công ty.

10 August 2012

Những câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng


Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. NTD đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi gì để NTD phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn?
Tìm hiểu về công ty
Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài.
- Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
- Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
- Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?
Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển
Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn:
- Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
- Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
- Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
- Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?
Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.
- Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.
- Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
- Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?
Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp:
NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn:
- Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
- Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?
Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình.
Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.

Khởi nghiệp bằng sản phẩm mới: những sai lầm cần tránh

Không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc sáng tạo ra một sản phẩm mới hay khởi xướng một lĩnh vực kinh doanh mới. Chuyện vấp phải những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp theo con đường đó không phải là hạn hữu, nhưng hoàn toàn có thể tránh nếu biết cách đề phòng…



Có những sai lầm nhỏ lẫn những sai lầm nghiêm trọng tới nỗi có thể phá hỏng mọi nỗ lực, làm tổn thất lớn về tiền bạc và mất đi sự tự tin của người khởi nghiệp. Đó là những sai lầm, thiếu sót phổ biến dưới đây.
 
 1. Kỳ vọng vào những kết quả không thực tế
 
Nhiều người nghĩ rằng sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới là con đường làm giàu nhanh nhất. Thực tế, đó là một suy nghĩ đầy nguy hiểm, bởi lẽ việc tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới là một quá trình khó khăn và khó có ai trở thành triệu phú ngay từ bước khởi đầu. Hiển nhiên, với những ý tưởng mới, bạn sẽ có cơ hội kiếm ra tiền và khi những ý tưởng đó phát triển, bạn sẽ trở nên giàu có. Tuy nhiên, điều quan trọng là muốn khởi nghiệp thành công bằng con đường sáng tạo, bạn phải đánh giá đúng những nguồn lực mình đang có (kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc), đo lường sức mạnh của động cơ khiến mình dấn thân vào lĩnh vực mới và thời gian mình có thể sẵn sàng bỏ ra để phát triển ý tưởng mới. Sau đó, bạn cần xây dựng một kế hoạch khả thi phù hợp với những yếu tố nói trên.
 
 2. Không nghiên cứu thị trường sớm
 
Nếu có một ý tưởng mới và tin chắc rằng mọi người sẽ cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn có thể bỏ ra nhiều tiền để biến ý tưởng đó bằng hiện thực bằng cách xây dựng một mô hình kinh doanh mẫu, làm ra những sản phẩm mẫu, phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuê mướn các nhà tư vấn, các luật sư. Trường hợp ai quá say sưa với ý tưởng của mình mà không biết rằng thị trường đã tồn tại một sản phẩm hay dịch vụ tương tự đã đầu tư không đúng hướng.
 
Để khắc phục tình trạng trên, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường ngay khi vừa nảy ra ý tưởng mới. Có thể tìm hiểu thực tế từ các cửa hàng, xem các catalogue của công ty, tìm thông tin trên internet. Đôi khi chỉ cần 10 phút trên internet là bạn đã có thể xác định được sản phẩm hay dịch vụ do mình vừa nghĩ ra có thật sự mới hay không.
 
Nếu sản phẩm hay dịch vụ do bạn nghĩ ra chỉ tương tự với những gì đang có sẵn trên thị trường chứ không phải giống hoàn toàn, bạn vẫn còn cơ hội để phát triển ý tưởng đó xa hơn. Vấn đề là phải khách quan tìm hiểu tất cả những đặc điểm sản phẩm do mình nghĩ ra và so sánh kỹ với các sản phẩm có trên thị trường để hội tụ đủ điều kiện đảm bảo cho nó tồn tại đủ lâu trên thị trường từ khi được tung ra.
 
 3. Cho rằng sản phẩm hay dịch vụ mới sẽ được khách hàng quan tâm, đón nhận
 
Ngay cả khi đã nghiên cứu thị trường, biết đựơc sản phẩm mới của mình khác với sản phẩm đang có thì cũng không thể kết luận ngay rằng khách hàng sẽ thích sản phẩm đó. Bạn phải tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng thật sự nghĩ gì về sản phẩm mới và họ có sẵn sàng mua nó hay không. Phải thực hiện nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc.
 
 4. Đầu tư tất cả tiền bạc để lấy bằng chứng nhận cho sản phẩm mới
 
Bằng sáng chế (patent) là một sản phẩm có giá trị, nhưng nó không phải là tất cả để làm cho một sản phẩm mới đứng vững trên thị trường. Tốt nhất là không nên nghĩ ngay đến việc phải lấy được một tấm bằng sáng chế khi vừa thiết kế ra một sản phẩm mới, vì vậy việc này tốn thời gian và tiền bạc. Điều quan trọng hơn là nên nghĩ xem ý tưởng mới, sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay không. Thực tế cho thấy, chỉ có 2-3% số ý tưởng được cấp bằng trên thế giới được biến thành hiện thực. Ngược lại, có rất nhiều sản phẩm vẫn sống khoẻ trên thị trường nhưng chẳng hề có tấm bằng sáng chế nào.
 
 5. Thiếu sự nhạy bén và những kỹ năng nhất định trong kinh doanh
 
Nhiều người tin rằng thành công của một sản phẩm được bắt đầu và kết thúc bằng một ý tưởng lớn. Trên thực tế, ý tưởng chỉ góp một phần nhỏ tạo nên thành công. Một doanh nhân có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng anh ta có thành công hay không là nhờ sự nhạy bén trong việc sàng lọc các ý tưởng có được để chọn ra những ý tưởng khả thi, làm ra những sản phẩm mà thị trường cần. Trong trường hợp bạn thành lập một công ty để biến ý tưởng của mình thành hiện thực thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để doanh nghiệp hoạt động thành công, bạn cần phải biết cách quản lý các công việc sản phẩm, bán hàng, tiếp thị, tài chính, nhân sự…
 
Theo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

Thành công với những câu hỏi

Có một người đàn ông đi vào cửa hàng định mua một thứ lặt vặt nào đó cho vợ. Nhưng sau một tiếng rưỡi, ông ta đã mua phân nửa các loại sản phẩm ở gian bán đồ câu cá và còn mua thêm cả cái ô tô cũ của giám đốc cửa hàng.

Bên ngoài nhìn vào, có vẻ như người bán hàng không làm điều gì đặc biệt. Anh ta chỉ đưa ra những câu hỏi, còn khách hàng tự kể những món đồ này cần thiết như thế nào đối với ông ta. Có thể nói, đây là một ví dụ điển hình về việc sử dụng quy trình  đặt câu hỏi SPIN do người sáng lập ra nhóm nghiên cứu Huthwaite Inc. - Neil Rackham, đưa ra .

Không gây sức ép

Để thuyết phục được khách hàng trong một thương vụ mua bán lớn không dễ dàng chút nào. Gây sức ép không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng quy trình SPIN làm đẩy nhanh tiến trình và đưa khách hàng đi đến quyết định có lợi cho mình.

Hiển nhiên, bán hàng cũng có năm bảy loại và những quy trình được sử dụng để bán những đồ lặt vặt không giống với những mặt hàng có giá trị. Những “vụ mua bán lớn” có những đặc điểm riêng. Đây chưa chắc đã phải là những thương vụ trị giá hàng tỷ đô la, mà có thể chỉ là việc bán những đồ vật có giá trị đối với người mua. Đối với ai đó, có thể chỉ là cái tủ lạnh. Trong những trường hợp này, để đi đến quyết định người mua thường đi lại gặp gỡ với người bán hàng nhiều lần.

Để đưa ra quy trình SPIN, Neil Rackham đã phải quan sát trong nhiều năm hành vi của những người bán hàng đã thành công trong những thương vụ lớn. Về bản chất SPIN – là nghệ thuật đặt những câu hỏi cần thiết theo một trình tự nhất định. Theo Neil Rackham, những người bán hàng thành công thường tích cực sử dụng bốn dạng câu hỏi: tình hình (Situation), vấn đề (Problem), gợi ‎ý (Implication) vàđịnh hướng (Need-payoff). SPIN là chữ cái đầu tiên của bốn dạng câu hỏi này bằng tiếng Anh.

Rackham đã đi ngược lại với phương pháp bán hàng gây sức ép rất phổ biến ở Mỹ. Theo ông, đầu tiên người bán hàng phải chăm chú nghe người mua nói và đặt những câu hỏi đúng chứ không phải tấn công khách hàng - những người còn chưa hình dung ra sản phẩm/dịch vụ này cần thiết như thế nào đối mình - với những câu hỏi kiểu như: “Khi nào thì có thể mang đến cho anh/chị? Hôm nay hay ngày mai?”.

“Tôi kinh doanh những mặt hàng lặt vặt trong vài năm. Đó là những chi tiết trong các đồ điện tử, bóng đèn, pin. Khi tôi quyết định chuyển hướng kinh doanh sang bán những mặt hàng điện tử sinh hoạt, thì những nhân viên của tôi vấp phải khó khăn. Cách bán hàng gây sức ép không hiệu quả", giám đốc nhân sự một hệ thống các cửa hàng điện tử nói, "Chúng tôi nghiên cứu quy trình SPIN và tập huấn cho các nhân viên của mình. Trong ba tháng đầu tiên, năng suất bán hàng tăng từ 5-8%. Nếu so sánh với giai đoạn bán hàng trước, thì kết quả này là chấp nhận được đối với chúng tôi”.

Thu thập thông tin

Dạng câu hỏi thứ nhất được các nhân viên bán hàng sử dụng trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng là câu hỏi tình hình. Mục đích của chúng – thu nhận thông tin về khách hàng. Trước khi đi vào phần chính của cuộc hội thoại, cần phải tìm hiểu thông tin về người mua và công việc của anh ta.

Ví dụ, nếu đây là một vụ mua bán căn hộ: “Anh/chị đã sống ở thành phố này lâu chưa? Anh/chị đã bao giờ mua căn hộ chưa? Diện tích như thế nào là phù hợp với anh/chị?”. Còn nếu bạn là chủ một công ty đào tạo kinh doanh: “Công ty của anh/chị hoạt động trong lĩnh vực nào? Có bao nhiêu nhân viên? Những ai là khách hàng của anh/chị? Ai là đối thủ cạnh tranh?”.

Nguồn thông tin sơ bộ không nhất thiết là từ cuộc nói chuyện trực tiếp mà có thể là những hợp đồng, các bản báo cáo, hoặc bất cứ một tài liệu cần thiết nào khác. Neil Rackham viết trong cuốn sách “SPIN: Chiến lược tiếp cận với khách hàng trong những thương vụ mua bán lớn” rằng: phải cẩn trọng khi sử dụng những câu hỏi tình hình, vì nếu đặt quá nhiều câu hỏi, thì có thể tạo cho khách hàng cảm giác buồn chán, dị ứng thậm chí là phản kháng.

Ngoài ra, tốt nhất câu hỏi tình phải được dùng với đúng “đối tượng”. Đó chưa chắc đã phải là tổng giám đốc hoặc thư k‎ý, bạn phải tìm trong công ty khách hàng những người sẵn sàng nghe và biết rõ về vấn đề bạn định hỏi.
Sau khi, tình hình đã được làm rõ, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi tiếp theo: câu hỏi vấn đề.
Thành công với những câu hỏi

Tìm kiếm vấn đề

Những người bán hàng chưa có kinhnghiệm thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi tình hình đối với các khách hàng tiềm năng và rất sợ câu hỏi vấn đề. Và thông thường, họ thường thay thế bằng việc giới thiệu dông dài về sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của cuộc gặp gỡ.

Thực ra, người bán hàng cần phải làm sáng tỏ: khách hàng còn không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ ở những điểm nào. Vì vậy, ở đây không thể thiếu những câu hỏi vấn đề. Ví dụ: “Anh/chị có hài lòng với sản phẩm/dịch vụ đang được sử dụng không?”.

Nếu là một thương vụ không lớn lắm, chỉ cần một cuộc gặp gỡ là đủ, thì càng nhiều câu hỏi vấn đề bao nhiêu càng dễ bán được hàng bấy nhiêu. Còn trong một vụ mua bán có giá trị lớn, thì số lượng câu hỏi lại không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Trong trường hợp này, người bán hàng có nhiệm vụ thu thập từ người mua thông tin về những điều họ chưa được hài lòng, những khó khăn của họ, hay nói cách khác quan điểm của khách hàng về tình hình thực tại xung quanh sản phẩm/dịch vụ mà bạn định bán.

Bên cạnh đó, cần tránh những câu hỏi vấn đề vô vị: “Anh/chị có hài lòng với mức độ bán hàng hiện nay của công ty mình không?”, vì bạn có thể sẽ nhận được những câu trả lời mang nặng sắc thái cảm xúc: “Thật khủng khiếp, chúng tôi đang không biết, cần phải làm gì bây giờ!”, hoặc một câu trả lời không biểu lộ điều gì: “Tất nhiên là có vấn đề, nhưng nói chung thì mọi việc không có gì đáng phàn nàn”.

Cũng dễ hiểu, không phải người mua nào cũng sẵn sàng chia sẻ với nhân viên bán hàng những vấn đề của mình. Để đạt được điều này, phải biết cách gây thiện cảm với khách hàng ngay từ đầu cuộc nói chuyện. Trong bất cứ khoảng khắc của cuộc hội thoại, nếu xuất hiện thông tin rằng có vấn đề tồn tại, thì phải lập tức chuyển sang câu hỏi gợi ý.

Gợi ý

Giai đoạn thứ ba là công đoạn phức tạp nhất. Sau khi nhận được tín hiệu rằng có vấn đề tồn tại, người bán hàng sử dụng phương pháp SPIN cần phải tạo ra cho khách hàng sự nhận thức rõ ràng rằng: vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng đến công ty của anh ta trong tương lai, hoặc thậm chí tương lai của công ty anh ta sẽ thật tồi tệ. Với sự trợ giúp của các câu hỏi gợi ‎ý, nhân viên bán hàng buộc khách hàng cảm thấy sự khủng khiếp của những hậu quả.

Cấu trúc của những câu hỏi gợi ‎ý có thể như sau: “Nếu để vấn đề này tiếp diễn, thì liệu công ty anh/chị có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nào?”. Có nghĩa, bạn giúp khách hàng liên hệ đến những hậu quả tức thời nếu vấn đề không được giải quyết.

Neil Rackham kể rằng chính ông cũng từng bị “sập bẫy” bởi những câu hỏi gợi ý trong quy trình của mình. Và kết quả là ông đã mua một chiếc ô tô mới. Neil Rackham sử dụng chiếc ô tô midl-class được vài năm. Một lần, ông gặp một người bạn, người này hỏi ông: “Anh đã sử dụng chiếc ô tô này lâu chưa? Chắc hẳn sau một thời gian sử dụng dài như thế, chiếc ô tô thường xuyên gặp sự cố?”. “Đôi khi”, Neil trả lời. “Có bao giờ vì thế mà anh đến chậm trong một buổi gặp gỡ quan trọng nào đó không?”. Neil bực tức nhớ lại một trường hợp như vậy. “Thế đã bao giờ vì đến chậm mà hợp đồng kinh doanh của anh bị hỏng chưa? Khi mất hợp đồng kinh doanh, kinh tế gia đình anh có vì thế mà bị ảnh hưởng không?”. Và sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, Neil thấy có nhu cầu cần phải lập tức đến salon ô tô, vì cảm thấy nếu không có một chiếc ô tô mới, thì mạng lưới khách hàng, thu nhập, và thậm chí cả gia đình ông có thể sẽ bị đe dọa.

Thêm nữa, chính vì những câu hỏi gợi ‎ý này mà nhiều nhân viên bán hàng không thích sử dụng quy trình SPIN. Theo họ, chúng có thể đẩy khách hàng đến trạng thái “tất cả đều tồi tệ, cuộc sống đã chấm hết”, mà điều này thì không được hợp đạo đức lắm.

Điểm chốt

Và cuối cùng khi khách hàng nhận thấy toàn bộ thảm họa trong vấn đề của mình, thì một nhân viên bán hàng chưa nắm vững quy trình SPIN hoặc chưa có kinh nghiệm lắm sẽ phản ứng như thế nào? Chắc hẳn, anh ta sẽ sung sướng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình với tất cả những ưu điểm của nó. Điều này cũng không hoàn toàn đúng.

Theo các nghiên cứu của nhóm Huthwaite Inc., thì cuộc gặp gỡ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng sẽ hiệu quả hơn nếu khi nói chuyện, bằng một loạt các câu hỏi định hướng, nhân viên bán hang gợi ‎ý khách hàng phải tự nói về những ưu điểm và lợi ích của thương vụ mua bán này. Lấy vì dụ về vụ mua ô tô trên, người bạn của Neil Rackham có thể hỏi: “Thế liệu với một chiếc ô tô mới có giải quyết được những vấn đề của anh không? Anh nghĩ thế nào, anh sẽ được những gì? Chiếc ô tô mới có thể giúp được gì anh trong cuộc sống không?”.

Nói chung, thì số lượng câu hỏi dạng này hoặc dạng khác phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sẽ không thông minh nếu đưa ra các câu hỏi tình hình khi khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị soi mói. Nhưng kỹ năng cảm nhận tình thế, làm cho khách hàng thấy thoải mái nhất, chỉ có thể có được cùng với kinh nghiệm và thời gian.

Những câu hỏi dẫn đến hành động mua hàng

Câu hỏi tình hình

– Công ty anh/chị có bao nhiêu nhân viên?
– Anh/chị đang sử dụng thiết bị nào?
– Anh/chị đã mua hẳn thiết bị này hay đang thuê?
– Anh/chị đã sử dụng thiết bị này lâu chưa?
– Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng của thiết bị được mua?

Câu hỏi vấn đề

– Anh/chị có hài lòng với mức lợi nhuận hiện tại của công ty không?
– Chắc với thiết bị này khó lòng đạt được định mức công việc cần phải có sự chính xác cao như thế này?
– Sau một thời gian sử dụng thiết bị lâu như thế, anh/chị đã gặp phải trục trặc nào chưa?
– Sự trục trặc nào khó giải quyết nhất?

Câu hỏi gợi ‎ý

– Vì những trục trặc này chắc lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng?
– Vì lợi nhuận giảm, anh/chị có buộc phải giảm bớt tiền thưởng hoặc quyết định tăng lương cho nhân viên không?
– Điều này chắc làm các nhân viên không được hài lòng?
– Trong trường hợp như thế, liệu họ có bỏ đi tìm việc khác không?

Câu hỏi định hướng

– Nếu mua thiết bị này thì có giúp ích được gì cho anh/chị không?
– Tại sao điều này lại có lợi?
– Anh/chị nói gì về việc tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ?
– Có bõ công không, nếu các sự cố ít đi và chi phí cho lĩnh vực này sẽ giảm tới 10%?
– Sếp của anh/chị có thể quan tâm đến điều gì ở những thiết bị mới?
Tóm lại, bằng cách bắt đầu thói quen đặt những câu hỏi theo mô hình SPIN của Neil Rackham, bạn hãy tự tin rằng , mình đang bước đi trên con đường dẫn đến thành công, dù bạn đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào.

Lazyfatcat (Tổng hợp )
 Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

Kỹ năng để không quên tên khách hàng



Trong kinh doanh, cho dù là một nhân viên bán hàng, tiếp thị hay là nhà quản lý, bạn sẽ phải tiếp xúc ghi nhớ hàng nghìn khách hàng khác nhau. Mặc dù có không ít các thiết bị công nghệ cho phép bạn lưu giữ các dữ liệu khác nhau, nhưng việc nhớ được tên trong đầu vẫn sẽ thuận lợi hơn cả.

Giả sử trong cuộc trò chuyện, bạn gặp một đối tác có trí nhớ rất tốt, họ nhớ cả tên vợ bạn, con gái bạn thậm chí các nhân viên của bạn, thì chắc bạn sẽ khâm phục và tin tưởng ở vào những người như vậy hơn.

Chắc chắn rằng việc nhớ tên khách hàng sẽ góp phần cải thiện đáng kể doanh số bán hàng. Tuy nhiên, không ít nhân viên bán hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ rõ tên các khách hàng đã đến giao dịch. Quả thật, đây không phải là một việc dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn chỉ mới gặp khách hàng đúng một lần duy nhất.

Cũng như bất cứ hoạt động trí não nào khác, khi càng cố gắng nhớ tên một ai đó bao nhiêu, thì bạn càng dễ quên tên của họ bấy nhiêu. Mặc dù vậy, vẫn có một vài thủ thuật giúp bạn vượt qua cuộc chiến này :

1. Một trong những thủ thuật quan trọng nhất đó là bạn hãy lặp lại vài lần tên của khách hàng khi họ giới thiệu

“Xin chào Chris, thật vui được gặp bạn”. Khi nghe ai đó giới thiệu về họ, bạn hãy nghĩ đến một hình ảnh hay một yếu tố nào đó có thể giúp bạn nhớ rõ khuôn mặt của họ.

Ví dụ, khi gặp một khách hàng có vẻ thô lỗ, bạn có thể tự nhủ “Chris thật khó chịu”. Việc này sẽ giúp bạn kết nối giữa tên của khách hàng đó với hình thức bên ngoài cũng như tính cách của họ. Hoặc bạn có thể cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nhờ vậy, việc nhớ tên họ trong những lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Thách thức đáng xuất hiện khi chúng ta gặp gỡ ai đó lần đầu tiên. Rất nhiều người trong chúng ta thường quên ngay tên của một người nào đó sau khi gặp gỡ lần đầu.

Lý do rất đơn giản : bởi vì khi một ai đó giới thiệu về bản thân họ, mọi người thường có khuynh hướng nghĩ về lời giới thiệu tiếp theo của mình và những gì mà họ sẽ nói với khách hàng để tạo ra một ấn tượng tốt. Và trong một vài trường hợp, thậm chí, sự chú ý của bạn còn đặt ở một nơi nào đó khác xa với câu chuyện đang diễn ra.
Kỹ năng để không quên tên khách hàng

2. Bước tiếp theo là sử dụng tên của khách hàng một vài lần trong cuộc hội thoại

Hành động này sẽ giúp bạn nhớ tên một cá nhân nào đó trong suốt thời gian trò chuyện và trong một thời gian ngắn sau đó.

Cách thức dễ dàng để làm được điều này là bạn lồng tên của họ vào trong những câu hỏi của mình. Chẳng hạn: “Thưa anh Jim, loại hình kinh doanh của công ty anh là gì?”. Đây là một cách thoải mái và dễ chịu. Song bạn cần chú ý rằng đừng quá lạm dụng tên của khách hàng nếu không bạn tạo ra cảm giác là một người không chân thật và có phần thiếu lịch sự.

3. Khi bạn quay trở lại với công việc, hãy ghi lại những thông tin của người khách hàng vừa gặp mặt, bao gồm cả các thông tin cá nhân hay liên quan đến kinh doanh mà bạn vừa thu nhận được

Nếu người khách hàng đó nói hay làm một điều gì đó nổi bật, bạn cũng cần ghi lại ngay.

Những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳ ai, kể cả việc đã gặp người đối thoại trong trường hợp nào. Bạn cũng nên làm như thế và thỉnh thoảng nên xem lại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc là sẽ gặp lại khách hàng ở đó.

Trong khi làm việc này, bạn hãy hình dung về người đó và lặp lại tên của họ một vài lần. Nhờ vậy bạn sẽ ghi sâu tên người đó vào tâm trí và việc nhớ tên trong lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.

4. Để nhớ tên một ai đó vào bất cứ lúc nào trong tương lai sẽ đòi hỏi một vài công việc bổ sung. Bạn cần phác hoạ trong tâm trí của bạn khuôn mặt của người đó khi lặp lại tên của họ một vài lần

Hành động này nên được thực hiện tối thiểu ba lần trong một tuần trong vài tháng đầu tiên. Có vẻ như vậy là quá nhiều, nhưng đây là cách thức kỳ hiệu quả và để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ được tên khách hàng trong lần gặp gỡ tiếp theo.

5. Khung cảnh sẽ giúp bạn nhớ tên một ai đó

Ví dụ, bạn có thể nhanh chóng nhớ tên một khách hàng đã ghé thăm và mua sắm tại cửa hàng của bạn, nhưng nếu tại một nơi khác như buổi hội thảo hay trung tâm thương mại lớn, chắc hẳn bạn sẽ khó để nhớ tên người đó hơn nhiều nếu gặp lại.

Sở dĩ như vậy là vì chúng ta luôn có khuynh hướng nhớ lại khung cảnh nơi mà chúng ta đã gặp gỡ ai đó. Một khi không nhớ được khung cảnh thì bản thân thông tin về người đó sẽ rất khó nhớ lại.

Điều này có nghĩa rằng bạn nên dành thời gian ghi nhớ khung cảnh nơi mà bạn gặp gỡ người khách hàng đó. Hãy hình dung nơi mà bạn đã gặp họ trong quá khứ và mường tượng họ trông như thế nào trong hoàn cảnh đó.

6. Thủ thuật cuối cùng là đặt trọng tâm vào việc nhớ người đó hơn là nhớ tên riêng của anh ta

Mọi người hầu như đều bỏ qua việc bạn quên mất tên họ nếu bạn vẫn nhớ khuôn mặt của họ.

Trong trường hợp có một khách hàng nào đó đã mua sắm tại cửa hàng của bạn, hay thậm chí đã gặp bạn ở một nơi nào đó, nhưng bạn vẫn không thể nhớ tên của họ. Hãy thừa nhận rằng: “Tôi vẫn nhớ anh, nhưng xin lỗi tôi không thể nhớ ra tên của anh. Chúng ta đã gặp nhau ở ... phải không”. Chắc hẳn nếu bạn nói như vậy, thì người khách hàng sẽ không cảm thấy thất vọng khi bạn quên mất tên của họ.

Không quá khó để nhớ tên một ai đó, nếu bạn gặp gỡ hàng chục lần mỗi tuần. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nhiều, nếu bạn nhớ được tên khách hàng chỉ sau duy nhất một lần gặp gỡ. Đây luôn là một việc khó khăn.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ nhiệm vụ nào khác, chúng ta đều có thể cải thiện đáng kể khả năng của mình. Việc này chỉ đỏi hỏi ở bạn đôi chút nỗ lực và sự tích cực thực hành thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả khả quan.

Nguồn : Doanhnhan.Asia

Bán hàng, “nghề” và “nghiệp”

“Bán hàng”, tên gọi của một nghề thân thuộc, dù ở Việt Nam nó chưa bao giờ được liệt vào những nghề cao quý. Sự thay đổi tư duy từ một nghề thấp kém cho đến một “nghiệp kinh doanh” đã phản ánh phần tầm quan trọng của nghề bán hàng, từ một nghề bị khinh ghét, tới một sự nghiệp đáng mơ ước.
Khi “nghề bán hàng” bị ruồng rẫy

Bán hàng đã từng là một nghề bị ruồng rẫy, chính xác là như vậy. Cách đây 10 năm, ít ai nghĩ tới việc “bán hàng chuyên nghiệp”, “nghề bán hàng” chỉ được dành cho những tiểu thương mở cửa hàng kinh doanh hoặc những người bán hàng dạo. Sự xuất hiện của những nhân viên bán hàng của các hãng tiêu dùng nhanh thường được gắn với những cái tên chung như bọn bán hàng, hội chào mời hay tụi tiếp thị... Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi khi đó nhân viên bán hàng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng và trang phục của nhân viên bán hàng chỉ là bộ quần áo, đôi dép mòn quẹt và chiếc bút bi treo túi, một hình ảnh không thấy gì là thiện cảm.

Tâm lý “bọn bán hàng” còn tiếp tục phổ biến, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Thậm chí cho tới năm 2003-2004, bán hàng vẫn chỉ được coi là một bãi đáp tạm thời cho những sinh viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm. Hình ảnh những nhân viên trẻ mới ra trường phải lăn lộn, miệt mài chịu nắng mưa cùng vô vàn lời từ chối không phải là hình mẫu lý tưởng cho ai ham thích những công việc rảnh rỗi và nhàn hạ.

Từ “bọn" bán hàng tới “người" bán hàng

Sự thay đổi tư duy trong bán hàng được thổi một làn gió mới, đặc biệt là từ các công ty liên doanh hoặc vốn nước ngoài. Họ xác định rằng bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, một sản phẩm thành công có sự tham gia mật thiết của đội ngũ bán hàng. Ngoài việc tuyển chọn được những người có khả năng bán hàng giỏi, các công ty này đều sử dụng hệ thống bán hàng, bao gồm các nghiệp vụ quản lý khách hàng, kết hợp với giám sát bán hàng và theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ. Ngay cả các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trước đây coi bán hàng là nghiệp vụ bình thường, chỉ bao gồm chào mời – bán – trả tiền thì bây giờ còn phải lo lắng theo dõi số liệu tiêu thụ hàng ngày, hàng giờ và chăm sóc khách hàng hợp lý để bán được hàng nhiều hơn.

Hệ thống bán hàng quy mô nhất hiện nay tập trung phần lớn vào các hãng sản xuất hàng tiêu dùng nhanh như P&G, Unilever, Cocacola, Pepsi Co..., nơi mà hàng ngàn số liệu được thu thập trong thời gian ngắn. Các quy trình bán hàng đã được chuẩn hóa đến mức cụ thể và nhân viên bán hàng được xác định là chỉ ăn, ngủ và... bán hàng. Bán hàng đã được coi là một nghề thực thụ, cấp độ thấp nhất là nhân viên bán hàng, cao hơn là giám sát, quản lý vùng, miền… và phụ trách cao nhất thường là giám đốc bán hàng toàn quốc. Thu nhập của đội ngũ bán hàng không ngừng tăng lên, giám sát bán hàng hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh có mức lương không dưới 5 triệu và khi tìm kiếm thông tin trên mạng thông tin việc làm vietnamworks.com thì hàng ngày không dưới 20 công ty đăng tuyển mới vị trí giám sát bán hàng hoặc giám đốc bán hàng khu vực. Không ít cá nhân xuất sắc đang mong muốn tới vị trí cao về bán hàng trong các công ty liên doanh bởi mức lương và thưởng của các vị trí này không hề thua kém, thậm chí là vượt trội so với bộ phận tài chính, kế toán, nhân sự...

Đến khi nghề bán hàng được đầu tư mạnh mẽ

Sự nâng cấp hệ thống bán hàng đòi hỏi những người bán hàng phải được đầu tư bài bản hơn, người ta bắt đầu biết tới những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, những “ngôi sao” của tổ chức trong khả năng nâng cao doanh số. Nhân viên bán hàng sau khi tuyển dụng được đào tạo một cách bài bản với ngân sách không hề nhỏ và được sàng lọc kỹ càng. Đơn cử như Johnson&Johnson hay Sanmiguel Foods, các nhân viên kinh doanh tại Sài Gòn sau khi trúng tuyển được đưa sang Phillipines hoặc Singapore để đào tạo từ 1-3 tháng tùy vị trí. Các nhân viên này được huấn luyện và đẩy ra thị trường để bán hàng trực tiếp như nhân viên bản xứ, sau đó mới quay trở lại Việt Nam và chính thức làm việc. Ước tính chi phí cho đào tạo cơ bản của các công ty này không dưới 3000$ cho một nhân viên mới vào.

Bán hàng, “nghề” và “nghiệp”

Sự đầu tư còn đáng kể hơn nữa trong các ngành bán hàng mang tính tư vấn như bảo hiểm, ngân hàng và bán hàng công nghiệp. Nhân viên của Bảo Minh CMG đã có giai đoạn được đầu tư trang phục, máy xách tay, thậm chí cả xe máy Vespa làm phương tiện đi lại đủ để thuyết phục khách hàng trong 5 phút đầu tiên gặp mặt. Nhân viên bán hàng cấp độ thấp nhất (level 1) của Siemen Việt Nam khi đi ra ngoài được đầu tư vật dụng và trang thiết bị đắt tiền, thể hiện đẳng cấp của người bán hàng chuyên nghiệp.
Đối với các công ty Việt Nam thì tùy vào nguồn lực của doanh nghiệp, hầu hết họ đều mong muốn cho nhân viên được tham dự những khóa học bán hàng chuyên nghiệp hay kỹ năng giao tiếp khách hàng do các trung tâm đào tạo uy tín mở ra. Các khóa học này được thiết kế trong thời gian từ 2-3 tuần và thường được đứng giảng bởi những người có vị trí cao (giám đốc vùng, miền..) của các công ty lớn.

Nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ trong đào tạo và trang bị phương tiện cho đội ngũ bán hàng, một công ty có thể đẩy mạnh doanh số sản phẩm từ 30 -100%. Những chiến dịch marketing hỗn hợp như “sống là không chờ đợi” của Sunsilk, sản phẩm sữa Vinamilk, nước chấm Chinsu, trà Không độ của Number One... muốn đạt thành công về doanh số thì không thể thiếu sự góp sức của đội ngũ chào hàng và trưng bày sản phẩm. Kết quả còn thực tế hơn tại các công ty bán sản phẩm công nghiệp và kể cả trong một số doanh nghiệp Việt Nam thì các cá nhân xuất sắc với doanh thu đem lại hàng năm đạt tới vài chục tỷ đông không phải là chuyện hiếm hoi. Các nhân viên này có mức thu nhập tối thiểu là 1000$ chưa kể thưởng và các phúc lợi khác, hình ảnh của họ được nể trọng và các quan hệ quý giá với khách hàng là nguyên nhân chính để doanh số của họ đạt những con số ấn tượng.

Điều gì còn chờ đợi?

Khi bán hàng đã trở thành một nghề nghiệp được tôn trọng, sự thăng tiến rộng mở và nhu cầu ngày càng cao đối với những người bán hàng chuyên nghiệp không hề giảm thì nghề bán hàng lại trở thành một công việc đáng mơ ước. Nghề bán hàng giờ đây lại được đánh giá với những tiêu chí như đầy thách thức, đáng tự hào, ẩn chứa vinh quang và đầy khả năng thăng tiến… Ngay với những lãnh đạo doanh nghiệp đã kinh qua công việc bán hàng trực tiếp, thì nghề bán hàng mang lại vô vàn kinh nghiệm và được thực sự được coi như một nghề cao quý, hệ thống bán hàng sẽ tiếp tục được phát triển, người bán hàng được tiếp tục đầu tư mạnh mẽ. Khách hàng ngày càng được tiếp cận với những nhân viên thông minh, khéo léo và nắm bắt nhu cầu của họ nhanh chóng, đó chính là nền tảng cho việc thúc đẩy những quan hệ kinh doanh bình đẳng, bền vững và văn minh hơn hiện tại.
Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

Để có đội ngũ bán hàng giỏi

Mọi người thích được công nhận và đánh giá cao vì đã hoàn thành tốt công việc, họ cũng mong muốn các nhà quản lý đang lắng nghe ý kiến đóng góp của họ và nhanh chóng hành động để giải quyết các vấn đề khúc mắc giúp họ. Điều này cũng rất quan trọng vì họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy mình luôn là thành viên của tổ chức.
1. Xây dựng đội ngũ bán hàng của chính mình:

Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát hơn, nêu đó là đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình, chưa kể bạn có thể chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược bán hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng nội bộ chỉ làm việc cho một mình bạn mà thôi và mục tiêu duy nhất của họ là bán càng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Công ty bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ngược lại, các hãng dịch vụ bán hàng bên ngoài sẽ bán nhiều loại sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, vì thế họ phải có thứ tự ưu tiên khác nhau. Sẽ là thật không may nếu họ xếp sản phẩm của bạn ở thứ tự ưu tiên thấp.

2. Nhớ rằng bạn sẽ phải trả 100%:

Các chi phí liên quan đến đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng những nhân viên bán hàng bạn tuyển đụng phải bán lượng hàng đủ để bạn có thể bù đắp được các chi phí đã bỏ ra.

3. Cân khắc kỹ khi tuyển dụng:

Để tìm kiếm và xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên bán hàng thành công, bạn cần tìm kiếm những ứng viên với tính cách sau:

    * Có động cơ làm việc vì tiền cao.
    * Ham muốn học hỏi.
    * Tự tin, năng động
    * Sẵn sàng đón nhận thách thức.
    * Kiên trì.
    * Sẵn sàng cạnh tranh.
    * Có giải pháp thích hợp với những lời từ chối.
    * Biết lắng nghe.
Để có đội ngũ bán hàng giỏi

4. Giải thích rõ ràng những mọng đợi của bạn:

Bạn hãy cùng thảo luận một cách cụ thể về mục tiêu bán hàng mong muốn. Nhờ đó, giúp bạn phác thảo một hợp đồng trong đó liệt kê những gì Công ty sẽ làm cho khách hàng và cả nhân viên bán hàng.

5. Đào tạo, đào tạo, đào tạo:


Càng được đào tạo chuyên nghiệp bao nhiêu, nhân viên bán hành của bạn sẽ giải đáp trôi chảy mọi thắc mắc của khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ và kết quả bán hàng đương nhiên sẽ khả quan hơn. Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện. Ngoài ra, đối với một nhân viên bán hàng giỏi, việc biết rõ món hàng và biết rõ thị trường vẫn chưa đủ, họ còn phải biết rõ đổi thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao.

Bạn hãy thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện và khuyến khích nhân viên bán hàng của mình tham dự các lớp đào tạo về bán hàng bên ngoài, hay tham gia các buổi hội nghị, thảo luận liên quan đến hoạt động bán hàng.

6. Động viên bàng một hệ thống đãi ngộ hợp lý:


Hãy thiết kế một chế độ lương thưởng hợp lý trước khi bạn tuyển dụng nhân viên bán hàng. Phương pháp trả hoa hồng dựa trên doanh số bán ra thường được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu được đảm bảo bằng một mức lương cơ bản tối thiểu thỏa đáng bạn sẽ làm cho họ yên tâm hơn trong những thời điểm khó khăn.

7. Sử dụng khéo léo các công cụ động viên phi tài chính:

Mọi người thích được công nhận và đánh giá cao vì đã hoàn thành tốt công việc, họ cũng mong muốn các nhà quản lý đang lắng nghe ý kiến đóng góp của họ và nhanh chóng hành động để giải quyết các vấn đề khúc mắc giúp họ. Điều này cũng rất quan trọng vì họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy mình luôn là thành viên của tổ chức.

Đừng quên sức mạnh của các yếu tố khác như cho phép nghỉ hè, chính sách chăm sóc sức khoẻ hợp lý, giúp đỡ tài chính khi nhân viên đi khám bệnh... Những lợi ích như vậy sẽ giúp bạn giữ chân những nhân viên bán hàng xuất sắc.
Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

9 BƯỚC BÁN HÀNG ”Kinh Điển”

Dưới đây là quy trình bán hàng gồm 9 bước dảnh cho nghành hàng tiêu dùng nhanh được áp dụng trong Unilever như sau:

9 BỨC BÁN HÀNG KINH ĐIỂN
MỘT CALL THÔNG THƯƠNG CÓ CÁC BƯỚC SAU:
1. XEM XÉT LẠI KẾ HOẠCH
2. MỞ ĐẦU CUỘC BÁN HÀNG
3. XEM XÉT CỬA HÀNG
4. CHÀO HÀNG
5. KẾT THÚC CHÀO HÀNG
6. GHI CHÉP SỐ LIỆU
7. THU TIỀN
8. TRƯNG BÀY HÀNG HOÁ
9. KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Bước 1: XEM XÉT LẠI KẾ HOẠCH
Nhanh chóng xem xét lại kế hoạch chuẩn bị cho cửa hàng đó trước khi bắt đầu bán hàng Xem lại các mục tiêu phải đạt được đối với cửa hàng này

Mục tiêu phân phối
Mục tiêu doanh số: Doanh số bình thường, doanh số khuyến mại
Chỉ tiêu trưng bày
Thu tiền, khiếu nại lần trước, etc.
Sử dụng Thẻ Quầy để xem lại kết quả của cuộc bán hàng tuần trước đối với cửa hàng này
Xác định những cơ hội cũng như những khó khăn hay những vấn đề còn vướng mắc đối với cửa hàng này
Nhanh chóng kiểm tra những công cụ bán hàng

Bước 2: Mở Đầu Cuộc Bán Hàng
Quan sát bộ mặt tổng quát của cửa hàng, ghi vào bộ nhớ những ấn tượng đầu tiên về hàng của mình và của đối thủ
Chào hỏi chủ cửa hàng và các nhân viên của cửa hàng: – Nồng nhiệt, thân thiện, cởi mở
Thể hiện phong cách chuyên nghiệp: Hãy thể hiện rằng bạn đến đây để giúp cửa hàng phát triển công việc kinh doanh của họ
Xin phép được xem xét cửa hàng cũng như kiểm tra hàng tồn

Bước3: Xem Xét Cửa Hàng
Mục đích:
Kiểm tra hàng tồn và nơi trữ hàng
Kiểm tra giá cả
Kiểm tra về trưng bày sản phẩm và các chương trình khuyến mãi
Kiểm tra các hoạt động của đối thủ cạnh tranh
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Ap dụng đối với hàng của công ty lẫn hàng của đối thủ!
Kiểm tra khu vực bán hàng
KIỂM TRA PHÒNG KHO (đối với những cửa hàng lớn)
Ghi nhận mức hàng tồn kho cho tất cả các chủng loại sản phẩm của Công ty
Tiêu chuẩn “VÀO TRƯỚC RA TRƯỚC” (FIFO)
Hãy chuyển ngay lượng hàng SX trước ra phía trước
Lượng tồn của hàng có khuyến mãi
Lượng tồn của đối thủ cạnh tranh
Lên chiến lược tấn công dựa vào:
Kết quả từ việc xem xét cửa hàng
Thông tin từ Thẻ quầy
Kết hợp với các chương trình hỗ trợ của Cty

Bước 4: Chào Hàng
Hãy quảng cáo về bài chào hàng, về nhiệm vụ của bạn, về công ty của bạn, và về chính bản thân bạn .
Thứ tự chào hàng :
Giới thiệu về sản phẩm mới
Những mục trọng tâm trong chương trình.
Những mặt hàng đang bán đều
Trưng bày và khuyến mại
Sử dụng thẻ quầy để thuyết minh cho số lượng mà bạn đề nghị
Tỏ ra tích cực, hãy cho rằng kế hoạch của bạn được chấp nhận
Nếu có phản bác, hãy lắng nghe và. … giải quyết.
Giới thiệu về sản phẩm mới
Giải thích lý do ra đời của mặt hàng mới
Thông báo nhãn hàng mới tung
Đưa sản phẩm mẫu.
Giải thích những công dụng và những lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng
Trình bày những chương trình hỗ trợ- quảng cáo – khuyến mãi cho sản phẩm mới
Giải thích quyền lợi của cửa hàng – giá cả và chiết khấu
Đề nghị số lượng hàng hoá đủ cho nhu cầu của cửa hàng.
Khi có sự phản bác, phải biết lắng nghe; hãy để cho khách hàng nói hết và sau đó giải quyết vấn đề
Rất hữu ích nếu bạn có được một danh sách những điều khách hàng thường hay phản bác và cách giải quyết những trường hợp đó.

Bước 5: Kết thúc chào hàng
Thời điểm nào là thích hợp cho việc”kết thúc chào hàng?”
Bất cứ thời điểm nào bạn nhận thấy được những biểu hiện sau đây:
Khách hàng sửa đổi một đôi chút theo đề nghị bạn đưa ra
Đồng ý với những quyền lợi hoặc kế hoạch bạn đề nghị
Đồng ý với cách giải thích của bạn về vấn đề họ vừa phản bác
Có biểu hiện gián tiếp thích những sản phẩm/ý tưởng bạn đưa ra
Hỏi đến giá cả sản phẩm, điều kiện, thời gian giao hàng.
Có sự ngập ngừng biểu hiện họ đang cân nhắc trước quyết định.
Có vài câu hỏi thăm dò
Khi bạn cảm nhận được những dấu hiện muốn mua hàng…
KẾT THÚC NGAY !
Sử dụng những kỹ năng “kết thúc” thích hợp
NHỮNG KỸ NĂNG KẾT THÚC
Đề nghị thẳng về đơn đặt hàng
VD: “Tôi sẽ giao cho anh 5 thùng nhé ?”
Đưa ra một lựa chọn 02 khả năng mà “cái nào cũng thắng”
VD: ” Tôi giao cho anh loại màu xanh hay màu đỏ?”
Sử dụng câu hỏi mở:
VD:”Chúng tôi cần giao hàng ngay chứ?”
Sử dụng kỹ năng kết thúc chủ động:
VD: ” Anh đã đồng ý thì tôi sẽ về lên kế hoạch với trưởng phòng về việc đó”
Hãy làm tất cả những gì có thể để đem lại cho bạn sự tự tin, đừng ngại đề cập đến đơn đặt hàng.
Kết thúc dựa theo từng tình huống
Sau khi kết thúc, hãy im lặng và viết đơn đặt hàng, cứ cho rằng mọi việc đã được thoả thuận và tiến hành các bước kế tiếp
Đừng nấn ná với bất kỳ vấn đề nào đã được quyết định xong

Bước 6: Trưng bày và Sắp xếp vật phẩm trưng bày
Đảm bảo rằng việc trưng bày bên trong cửa hàng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của công ty và những trọng tâm trong chu kỳ
LUÂN CHUYỂN HÀNG THEO FIFO
TIP: TÌM KIẾM CƠ HỘI TRƯNG BÀY NGAY TRONG BƯỚC “XEM XÉT CỬA HÀNG”
“Giành lấy chỗ này…Lấp trống khoảng kệ kia…… Trưng bày lại lô hàng nọ…”
Đảm bảo rằng việc trưng bày bên trong cửa hàng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của công ty và những trọng tâm trong chu kỳ
Chú y kiểm tra và trưng bày các vật phẩm trưng bày theo cơ cấu chương trình của công ty.
Khi trưng bày cần chú y kỹ năng trưng bày, cách xác định point of sales, vị trí bắt mắt, trưng bày theo nhãn hàng, theo khối màu để tạo ấn tượng cho khách hàng.

Bước 7:GHI CHÉP SỐ LIỆU
Đứng đúng chỗ để không ảnh hưởng đến việc mua bán của cửa hàng,
Hoàn thành đơn đặt hàng và cập nhật dữ liệu vào thẻ quầy
Phải chắc chắn rằng những số liệu và báo cáo phải được hoàn tất ngay trong cửa hàng, chứ không phải vào cuối ngày,
Cập nhật ngay Báo Cáo Bán Hàng Hằng Ngày

Bước 8: Thu Tiền
Mục tiêu là thu hồi được tất cả nhửng khoản nợ đến hạn của khách hàng, phải kiên quyết nhưng cũng phải khéo léo.
Hoàn tấtnhững thủ tục giấy tờ cần thiết
Nếu có người đại diện thu tiền giùm, bạn vẫn phải có trách nhiệm tìm hiểu xem có bất kỳ khoản nợ quá hạn hoặc không thu được hay không.
Nếu có khách hàng không có khả năng thanh toán……
Hãy tìm hiểu rõ lý do
Đánh giá mức rủi ro, xem xét lại chính sách
Tìm cách giúp đỡ để giúp đỡ khách hàng giải quyết nợ của họ:
Giải quyết hàng tồn kho cao
Đề nghị những biện pháp khuyến mãi.

Bước 9: Kết thúc công việc trong ngày
Chào khách hàng và thông báo thời gian của chuyến viếng thăm kế tiếp.
Để lại ấn tượng tốt đẹp của bản thân và của công ty
Chắc chắn răng bạn đã hoàn tất việc ghi chép số liệu và báo cáo cần thiết về cửa hàng
Chuyển giao những tài liệu cho người có liên quan, hoàn tất mọi số liệu và báo cáo
Hoá đơn bán hàng
Báo cáo bán hàng hàng ngày
Thẻ quầy
Những lại giấy tờ có liên quan khác
Lưu trữ hồ sơ
Cân đối hàng và tiền thu được
Đánh giá lại những điều đạt được so với chỉ tiêu và mục đích đã đặt ra trong ngày
Đặt ra những câu hỏi:
Mình đã đạt được chỉ tiêu cho ngày hôm nay chưa?
Những thành công nào mình đã đạt được hôm nay? Tại sao?
Bằng cách nào mình có thể làm tốt hơn?
Kết quả mình đã đạt được so với chỉ tiêu của tuần và của tháng?
Những cơ hội nào được phát hiện trong ngày để phát triển khu vực hoạt động của mình?
Xem lại bản kế hoạch hoạt động tháng để nắm rõ những điểm ưu tiên của bán hàng trong tháng đó.
Lên kế hoạch cho ngày kế tiếp:
Sử dụng tất cả các thông tin có sẵn ( vd: chỉ tiêu, số lượng hàng có sẵn, chương trình của công , v.v…)
Lên kế hoạch cho các mục tiêu của ngày kế tiếp, xác định từng mục tiêu cho mỗi cửa hàng riêng biệt
Mục tiêu cần phải: Cụ thể, tính toán được, có khả năng đat được, thực tế, có thời hạn cụ thể
Chuẩn bị tất cả những tài liệu cần thiết cho tất cả các cửa hàng sẽ thăm viếng trong ngày hôm sau
Dựa trên kế hoạch thường kỳ để chuẩn bị sẵn thẻ quầy cho ngày hôm sau
Chuẩn bị 06 công cụ cần thiết cho việc bán hàng vào ngày hôm sau.