Các ngân hàng trung ương nắm giữ
30% GDP toàn cầu.
|
Central bank hold 30% of global
GDP
|
Gần 30% GDP toàn cầu, hay 18
nghìn tỷ đô la Mỹ (11 nghìn tỷ bảng Anh) được các ngân hàng trung ương nắm giữ
sau khi mua trái phiếu chính phủ và bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính nhằm
làm dịu bơt cuộc khủng hoảng hiện nay.
|
Almost 30% of global GDP, or $18tn
(£11tn), is held
by central bank after purchasing government bonds and pumping
liquidity into the financial system to ease the current crisis.
|
Theo như báo cáo thường niên mới
nhất của Ngân hàng Thanh Toán quốc tế thì đây là mức tăng gấp đôi so với 10
năm trước.
|
This is double the level of ten
years ago, according to the latest annual report from the Bank for
International Settlements.
|
Ngân hàng thanh toán quốc tế
cho biêt: Sự tồn tại dai dẳng bất bình thường của chính sách nới lỏng tiền tệ
phần lớn là do các chính phủ hành động thiếu quyết liệt trong việc giải quyết
các vấn đề mang tính cấu trúc. Cụ thể: Các ngân hàng trung ương đang bị dồn
vào thế bí phải tiếp tục kích thích tiền tệ vì các chính phủ chủ ý hành động
chậm chạp và điều chỉnh trì hoãn.
|
The BIS said: “The extraordinary
persistence of loose monetary policy is largely the result of insufficient
action by governments in addressing structural problems. Simply put:
Central banks are being cornered into prolonging monetary stimulus as
governments drag their feet and adjustment is delayed.
|
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh
lien minh châu Âu tuần này, ngân hàng thanh toán quốc tế cho rằng thật khó
thoát khỏi tư tưởng: giải pháp cho cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro đòi hỏi
một hệ thống ngân hàng lien châu Âu—kế hoạch không được sự ủng hộ của nhiều
thành viên khu vực đông Euro.
|
Ahead of this week’s European
summit, the BIS said it was difficult to escape the idea that a solution
to the Eurozone crisis required a pan-European banking system - a plan which is not supported by all
eurozone members.
|
Họ tán thành việc cắt giảm của
nhà nước đối với các ngân hàng, cho rằng điều đó sẽ thúc ép các ngân hàng đưa
ra các quyết định kinh doanh mang tính kỷ luật hơn và cải thiện quản trị rủi
ro. Ngân hàng kết luận nền kinh tế đã mất cân bằng và ngày càng trầm trọng
hơn.
|
It advocated cutting
state support for banks, saying it would push them into being more
disciplined in their business decisions and improve risk management. It
concluded the global economy was unbalanced and becoming more so.
|
“Các mục tiêu tăng trưởng cân đối,
chính sách kinh tế cân bằng và hệ thống tài chính an toàn vẫn lảng tránh
chúng ta. Trong những nền kinh tế tiên tiến nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng
tài chính, gánh nặng nợ cao đang tiếp tục làm chậm sự phục hồi; các chính
sách tài chính và tiền tệ vẫn thiếu một
giải pháp đồng bộ cho những nhu cầu ngắn hạn và những mối đe dọa lâu dài; mặc
dù sự phát triển trên phạm vi thế giới về luật lệ đang diễn ra, điều kiện của
khu vực tài chính là mối đe dọa với sự ổn định.
|
“The goals of balanced growth,
balanced economic policies and a safe financial system still elude us.
In advanced economies at the centre of the financial crisis, high debt
loads continue to drag down recovery; monetary and fiscal policies
still lack a comprehensive solution to short term needs and long term
dangers; and despite the international progress on regulation, the
condition of the financial sector still poses a threat to stability.
|
“ Đôi khi, những dấu hiệu đang
khích lệ này dấy lên hy vọng - nhưng chúng nhanh chóng làm người ta thấy nản long,
giáng một đòn mạnh nữa vào long tin của người tiêu dung.
|
“From time to time, encouraging
signs raise hopes - but they are quickly dashed, delivering
another blow to the confidence of consumers and investors.
|
New words:
1/. Pump (v) : bơm
2/. Ease /i:z/ : (n) sự thoải mái, sự thanh thản, sự nhàn hạ,
sự dễ chịu
(v) làm dịu đi, làm bớt căng thẳng, nới ra
Ease + off: trở nên bớt nặng nhọc,
chùn, nhụt
3/. Settlement: (n) thanh toán
4/. Extraordinary (adj) lạ thường, khác
thường, đặc biệt
5/. Persistence (n) sự dai dẳng, bền
bỉ, cố chấp
6/. Loose monetary policy: chính
sách nới lỏng tiền tệ
7/. Insufficient (adj) thiếu, không
đủ,
8/. Prolong (v): gia han, kéo dài
ra, nối dài ra
9/. Monetary stimulus: (n) kích
thích tiền tệ
10/. Drag (v) lôi kéo
11/. European summit: hội nghị thượng
đỉnh châu âu.
12/. Pan-European banking system: Hệ
thống ngân hàng lien châu Âu.
13/. Advocate (n) người tán thành, người
ủng hộ
(v) ủng hộ
14/. Elude /I’lu:d/ (v) tránh, né, lảng
tránh
15/. High debt loads: gánh nặng nợ
cao
16/. Comprehensive solution: giải
pháp đồng bộ
17/. Pose a threat to stability: Mối
đe dọa đối với sự ổn định
|
04 July 2012
Central bank hold 30% of global GDP
03 July 2012
5 cách để “nghĩ ngoài chiếc hộp”
SGTT
Nguyệt san - Trong nhiều trường hợp tôi muốn tìm ra những ý tưởng và
phương pháp giải quyết vấn đề “bên ngoài chiếc hộp”. Nhưng cũng như rất
nhiều người khác, tôi cảm thấy không dễ gì thoát khỏi lối mòn. Và chúng
ta hầu như không thể tư duy đột phá và sáng tạo kiểu như CEO lừng danh
Steve Jobs của hãng Apple đã tạo ra iPod, iPhone... Vì thế tôi đi tìm
những cách thức giúp một người bình thường có thể “think out of box” dễ
dàng hơn. Sau đây là 5 cách.
1. Thay đổi ngành nghề
Hãy
gặp và hỏi thăm ý kiến, góc nhìn từ những người làm việc ở nhiều ngành
nghề khác nhau, nghĩ theo cách của họ. Mỗi người mỗi ngành sẽ nhìn theo
cách của họ, thế là bạn có những ý kiến “ngoài chiếc hộp nghề nghiệp”
của bạn. Cùng một sản phẩm chẳng hạn, người hoạ sĩ sẽ nhìn ở góc độ mỹ
thuật, cái đẹp. Người kỹ sư sẽ quan tâm đến thiết kế, chất lượng. Vận
động viên lại chỉ quan tâm đến tốc độ, cách thức hoạt động của sản phẩm
đó.
Thomas
Friedman, nhà báo lừng danh, tác giả Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây
ôliu gọi đó là nhìn sự vật qua những lăng kính khác nhau. Ông từng làm
việc ở các bộ phận kinh tế, ngoại giao, các vấn đề Trung Đông ở tờ The
New York Times. Nhờ vậy ông có thể phân tích một vấn đề theo nhiều góc
nhìn khác nhau.
2. Thay đổi số lượng/kích thước…
Ở
đây tôi nêu một nguyên tắc “Tối thiểu hoá – Tối đa hoá” của môn học
“Phương pháp luận sáng tạo – TRIZ” do GS Phan Dũng trường đại học Khoa
học tự nhiên giảng dạy. Nguyên tắc này sẽ giảm/thu nhỏ số lượng/kích
thước/yêu cầu tới mức không thể giảm được, và tăng lên một con số thật
lớn, thật bất thường.
Nếu
bạn được giao một công việc phải thực hiện và phải tính ngân sách. Thử
tưởng tượng nếu ngân sách bằng 0, hoặc ngân sách 1.000 tỉ, bạn sẽ thực
hiện nó như thế nào. Từ đó bạn sẽ nghĩ ra những cách “khác thường” rồi
điều chỉnh lại để phù hợp thực tế hơn.
Chẳng
hạn với chiếc tivi, khi tối thiểu hoá kích thước bề dày màn hình, sẽ ra
màn hình siêu mỏng. Thu nhỏ hết mức, sẽ nghĩ ra chiếc điện thoại có
chức năng tivi. Nhiều kỷ lục Guinness cũng được lập ra bằng cách này “to
nhất, nhỏ nhất, nhiều nhất…”
3. Thay đổi thời gian
Thay
vì bạn đang ở hiện tại để tìm giải pháp, hãy nghĩ nếu bạn đang ở thời
1.000 năm trước Công nguyên, chưa có điện nước hay công cụ gì hết, người
ta sẽ làm gì để giải quyết. Hay nếu bạn đang ở 1.000 năm sau 3010,
trình độ khoa học kỹ thuật vượt bậc, người ta sẽ hành xử thế nào?
Với
cách này, chẳng hạn nếu bạn là nhà thiết kế thời trang, khi về thời
Trung cổ, bạn sẽ nghĩ ra nhiều mẫu quần áo làm bằng vỏ cây, tơ nhện… với
những thiết kế có hoa văn của da ngựa vằn, rắn hổ mang… Khi đi đến
tương lai, bạn sẽ nghĩ ra những mẫu quần áo có thể thay đổi màu sắc, hoa
văn tuỳ thuộc vào thời điểm sáng chiều tối, hay thậm chí thay đổi kiểu
dáng tuỳ vào người bạn gặp.
4. Thay đổi không gian
Hãy
đi đến những miền đất lạ, những đất nước mới để khám phá những nền văn
hoá khác. Ở đó, người ta sẽ nghĩ và làm theo những cách khác hẳn cách
bạn nghĩ, từ đó bạn có thể tìm thấy những cách thức sáng tạo hơn.
Chẳng
hạn ở Việt Nam bạn nghĩ “ngu như bò”, sang Ấn Độ họ lại nghĩ khác
“thiêng như bò” vì bò là một con vật linh phải được tôn trọng tối đa. Ở
đây để lắp ráp một máy móc gì, ta có công nhân để làm việc đó, nhưng
sang Nhật, họ lại muốn dùng… robot để tăng tốc độ và sự chính xác. Khá
nhiều nhà kinh doanh, kỹ sư, nhà quản lý hay cả copywriter, đạo diễn
dùng cách này để học hỏi những giải pháp từ các nước khác.
5. Thay đổi cách nghĩ
Paul
Arden – giám đốc sáng tạo của tập đoàn quảng cáo Saatchi & Saatchi
nước Anh có viết một quyển sách What ever you think, think the opposite –
tạm dịch “Mỗi khi bạn nghĩ, hãy nghĩ ngược lại cách trước đây thường
nghĩ” để chỉ cách tìm ra những ý tưởng sáng tạo. Cách này để tránh những
phương pháp thói quen ta thường xuyên lặp lại.
Chẳng
hạn trước đây bạn phải đi cưa cẩm các cô gái xinh đẹp nhưng không thành
công, giờ hãy nghĩ cách làm sao để các cô ấy phải quan tâm tới bạn.
Trước đây bạn hành động nhanh, ít suy nghĩ, thì giờ hãy chậm lại, lập kế
hoạch trước khi hành động. Và ngược lại, nếu trước đây bạn hay cẩn thận
quá, nghĩ nhiều mà ít làm, giờ hãy chú tâm vào hành động.
***
Sau
khi thử vận dụng hết cả năm cách này cho bất cứ vấn đề gì, dù là trong
công việc kinh doanh, nghệ thuật, hay thậm chí là tình yêu thì chắc chắn
bạn sẽ tìm ra khá nhiều cách khác lạ và không có giới hạn. Để tiếp tục
áp dụng chúng hiệu quả vào thực tế, lúc đó cần tiếp sự linh hoạt và kiến
thức của bạn trong lĩnh vực đó.
Bùi Đức Minh
SGTT
Think outside of the box: Tư Duy Vượt Khỏi Chiếc Hộp
Think outside of the box: Tư Duy Vượt Khỏi Chiếc Hộp
Vào
năm 1969, John Adair đã giới thiệu một trò chơi đã làm đau đầu nhiều
nhà thông thái, đó là nối 9 điểm bằng 4 đường thẳng liên tục và không
nhấc bút khỏi mặt giấy. Bạn có giải được câu đố này không?
Nếu bạn chỉ nghĩ đến những
đường kẻ bao xung quanh cả 9 điểm như một chiếc hộp thì bạn sẽ không
bao giờ có thể nối được các điểm đó lại với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thử
nghĩ cách kẻ những đường thẳng ra ngoài “chiếc hộp” đó thì mọi việc trở
nên đơn giản hơn rất nhiều. Và từ đó câu thành ngữ: “Think outside the
box” ra đời.
Câu thành ngữ này có nghĩa là
phải sáng tạo trong suy nghĩ, không suy nghĩ theo lối mòn tư duy và
những định kiến trong xã hội. Box (chiếc hộp) ở đây có ngụ ý là những
định kiến, những suy nghĩ sẵn có, nó bao bọc lấy tư duy và suy nghĩ của
con người, giới hạn khả năng tưởng tượng của chúng ta. Phần bên trong
chiếc hộp là có giới hạn, còn phần bên ngoài chiếc hộp là vô hạn. Nếu
chúng ta có thể suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp thì khả năng sáng tạo của
chúng ta sẽ là vô biên.
Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều
vấn đề nảy sinh, nếu chúng ta cứ suy nghĩ mãi theo một hướng thì đôi khi
chúng ta sẽ cảm thấy bế tắc và không có hướng giải quyết. Nhưng nếu thử
suy nghĩ theo một chiều hướng khác đi, chúng ta sẽ thấy vấn đề trở nên
đơn giản vô cùng. Nếu bạn biết nhìn xa trông rộng và xem xét vấn đề từ
nhiều khía cạnh thì vấn đề sẻ được giải quyết một cách hiệu quả hơn rất
nhiều.
Chính vì thế, để rèn luyện kỹ
năng giải quyết vấn đề, bạn phải luôn nhớ một điều là hãy "think outside
the box" để có được cái nhìn sáng suốt trước mọi vấn đề và vướng mắc
nảy sinh trong cuộc sống.
Đoạn video dưới đây của
chuyên gia Dennis Gilbert sẽ là một ví dụ minh họa điển hình về việc
rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy theo một chiếu hướng mới.
Tư duy ngoài "chiếc hộp" cần những tố chất sau:
- Sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới hàng ngày
- Sẵn sàng làm những việc khác nhau và dám làm theo những cách chưa ai làm
- Tập trung tìm hiểu những ý kiến mới và theo đuổi những ý kiến đó
- Tìm ra những giá trị mới của vấn đề cũ mà chưa ai thấy
- Biết lắng nghe người khác
- Biết hỗ trợ và tôn trọng người khác khi họ đưa ra những ý kiến khác lạ, thậm chí là "điên rồ"
Những người có tư duy ngoài "chiếc hộp" thường là những người dám đón
nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới, sẵn sàng bỏ
thăm dò và tìm hiểu những điều mới mẻ đó. Họ tin rằng những ý tưởng mới
dù có thể chưa thuyết phục được phần đông nhưng họ vẫn nuôi dưỡng và
ủng hộ ý tưởng của mình. Họ nhận thấy rằng có được ý tưởng là điều tốt
nhưng thực hiện ý tưởng còn quan trọng hơn nhiều.
Tư duy bên ngoài "chiếc hộp chưa bao giờ là việc đơn giản và không
phải ai cũng có thể có được, có thể theo đuổi. Thành công chỉ đến với
những người dám nghĩ và dám làm.
Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến Copernicus là người
đưa ra học thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời còn Gallileo dám
mạnh dạn ủng hộ quan điểm này ngay cả khi chết với câu nói: "Dù sao thì
trái đất vẫn quay". Vào thời điểm đó, có thể ông là một trong những
người, thậm chí là người duy nhất dám vượt rào cản của cả hệ thống tư
duy thời bấy giờ khi tất cả đều thừa nhận mặt trời quay xung quanh trái
đất. Nếu không có tư duy vượt giới hạn cả về không gian và thời gian,
không dám theo đuổi ý tưởng của mình thì không biết đến bao giờ loài
người mới thoát khỏi ảo tưởng trái đất là trung tâm của vũ trụ.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, trong
một tổ chức và đối với những nhà quản lý, hoạch định chính sách. Ngoài
việc phải nỗ lực tìm kiếm ý tưởng, họ phải biết tạo dựng một môi trường
nuôi dưỡng ý tưởng, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với ý tưởng.
Việc tư duy theo lối mòn sẽ huỷ hoại thành công đã tạo dựng của bạn.
Bạn cần phải biết thay đổi. Phải biết rằng không có gì là tốt nhất. Có
thể điều gì đó với bạn lần này là tốt nhất nhưng lần sau sẽ tốt hơn. Và
lần sau nữa, điều đó còn tốt hơn nữa. Người Mỹ có câu nói nổi tiếng:
"Sống là để thay đổi".
Hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến Michael Dell, người sáng lập
đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi
tiếng thế giới Dell. Dell Computer được thành lập với số vốn ban đầu chỉ
1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp
cho người tiêu dùng, bỏ qua khâu bán hàng trung gian, một điều mà không
hãng máy tính nào lúc đó làm. Kết quả là từ người cung cấp máy tính,
Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính, chuyển sang tập đoàn Dell
hùng mạnh với khoảng 41.800 chi nhánh khắp thế giới và là nhà cung cấp
các dịch vụ và linh kiện máy tính đầu tiên cho các tập đoàn lớn nhất
trên thế giới.
Tư duy ngoài "chiếc hộp" là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng, đặc
biệt trong thế giới hiện tại luôn thay đổi và các ý tưởng đang ngày càng
cạn kiệt hơn. Sẽ không quá khi nói rằng trên thế giới đang có cuộc
chiến về ý tưởng. Có thể vào thời điểm đưa ra, một ý tưởng bị coi là
điên rồ nhưng không chừng trong tương lai nó lại là cứu cánh cho cả tập
đoàn hay cả cuộc đời một người.
Và quan trọng nhất, bạn hãy biết trân trọng khả năng sáng tạo của mình. Đừng xây quanh mình "chiếc hộp" hạn chế tư duy.
Theo: VietNamNetJobs
5 cách để “nghĩ ngoài chiếc hộp”
10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP CỦA SAM WALTON
10 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP CỦA SAM WALTON
Samuel Moore Walton là người
sáng lập ra Wal-Mart – công ty bán lẻ lớn nhất và thành công nhất thế
giới. Với số vốn 25.000 USD (trong đó 20.000 USD là vốn vay), trong vòng
44 năm, Walton đã biến cửa hàng bán lẻ của mình trở thành một người
khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với doanh số 256 tỷ USD vào năm 1999.
Ông đã tiến hành một số đổi mới mà ngày
nay đã trở thành chuẩn mực của ngành bán lẻ, trong đó có phương pháp mua
bán hàng chiết khấu – cách giúp ông mua hàng hóa với giá có chiết khấu
từ các nhà bán sỉ rồi bán với giá thấp hơn các cửa hàng khác.
Ông còn là người khởi xướng chính sách
tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp (nhờ vậy mà
nâng cao sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp) và chia sẻ dữ liệu
bán hàng của Wal-Mart với các nhà cung cấp chính của mình qua hệ thống
vi tính để bảo đảm hàng hóa luôn được cung cấp kịp thời ngay khi vừa hết
hàng. Nhờ những đổi mới này, Wal-Mart đã trở thành công ty hàng đầu
trong ngành bán lẻ.
Dưới đây là 10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp được trích từ cuốn sách “Made in America” của Sam Walton:
1. Trung thành với mục tiêu kinh doanh của bạn.
Hãy là người có niềm tin lớn nhất vào mục tiêu này. Tôi nghĩ tôi có thể
khắc phục tất cả những khiếm khuyết của mình bằng niềm đam mê mãnh liệt
với công việc.Tôi không biết niềm đam mê ấy là thiên bẩm hay bạn có thể
học nó. Nhưng tôi biết chắc bạn cần nó. Nếu bạn yêu thích công việc của
mình, bạn sẽ có mặt ở công ty mỗi ngày và cố gắng hết sức để làm việc.
Khi đó, niềm đam mê ấy sẽ nhanh chóng lan truyền sang mọi người xung
quanh bạn, giống như một loại virus.
2. Hãy sẻ chia lợi nhuận của bạn với tất cả đồng sự.
Hãy xem họ như là đối tác trước, rồi họ cũng sẽ xem bạn như vậy. Khi
đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau làm việc với hiệu quả vượt quá sự mong
đợi của bạn. Hãy giữ nguyên mô hình tổ chức của công ty và duy trì sự
kiểm soát nếu bạn thích. Tuy nhiên, hãy cư xử như là một “người lãnh đạo
phục vụ” (servant leader) trong mối quan hệ đối tác. Hãy khuyến khích
các đồng sự của bạn nắm cổ phần trong công ty bằng cách bán cổ phiếu với
giá ưu đãi và trợ cấp cho họ cổ phiếu khi họ nghỉ hưu. Đó là điều tuyệt
vời nhất chúng tôi từng làm.
3. Hãy luôn động viên nhân viên của bạn.
Chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ. Mỗi ngày, bạn nên cố
gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn để động viên và thử thách
nhân viên. Hãy tạo ra những mục tiêu hấp dẫn, khuyến khích sự cạnh tranh
và… tính điểm, đồng thời chuẩn bị sẵn những khoản thưởng lớn. Nếu công
việc của các nhà quản lý bắt đầu trở nên nhàm chán, hãy cho phép họ hoán
đổi công việc với nhau để tiếp tục được thử thách. Hãy “bắt” mọi người
phải đoán xem sắp tới bạn sẽ có “trò” gì nữa. Đừng để họ đoán được quá
dễ dàng!
4. Hãy chia sẻ mọi điều bạn có thể với cộng sự.
Với nhiều thông tin, họ sẽ hiểu nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn.
Một khi họ đã chú tâm, không có gì có thể ngăn cản họ được. Nếu bạn
không tin tưởng các đồng sự đủ để cho biết tình hình, họ sẽ biết ngay
bạn không thật sự xem họ là cộng sự. Thông tin là sức mạnh, và việc giao
quyền cho đồng sự sẽ có lợi trong việc xử lý rủi ro nếu không may những
thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn.
5. Hãy trân trọng mọi đóng góp của đồng sự.
Trong một số trường hợp, lương bổng và quyền mua cổ phần sẽ khiến nhân
viên trung thành với bạn. Tuy nhiên, đừng quên là tất cả chúng ta đều
thích nghe người khác bày tỏ sự trân trọng với những gì chúng ta đã làm
cho họ. Chúng ta luôn thích nghe những lời này, đặc biệt khi chúng ta đã
làm được những việc mà bản thân thật sự cảm thấy tự hào. Không gì có
thể thay thế được một vài lời ngợi khen chân thành, đúng thời điểm và
khéo léo. Chúng hoàn toàn miễn phí và lại rất đáng giá.
6. Hãy đón mừng những thành công của bạn.
Cố gắng biến thất bại của bạn thành một câu chuyện hài hước. Đừng gây
áp lực quá mức cho bản thân. Hãy thư giãn, và mọi người xung quanh bạn
cũng sẽ thư giãn theo. Hãy vui vẻ và luôn thể hiện sự nhiệt tình. Hãy
nghĩ ra những trò giải trí của riêng bạn. Tất cả những việc này quan
trọng và vui hơn bạn nghĩ, và nó thật sự làm giảm bớt sự căng thẳng của
áp lực công việc.
7. Hãy lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình.
Những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng – họ là những người
biết rõ tình hình. Bạn nên tìm hiểu họ nắm được điều gì. Đây chính là
điều mà người ta gọi là chất lượng toàn diện (total quality). Để phân bổ
trách nhiệm trong tổ chức và giúp những ý tưởng hay có điều kiện phát
triển, bạn phải lắng nghe những gì đồng sự của bạn muốn trình bày.
8. Hãy phục vụ khách hàng tốt hơn cả sự mong đợi của họ.
Nếu bạn làm được như vậy, họ sẽ luôn quay lại. Hãy cho họ nhiều hơn cái
họ muốn, cho họ biết bạn trân trọng họ. Hãy đền bù cho sai lầm của bạn
chứ đừng chỉ viện cớ hay xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm về mọi việc bạn
làm. Câu quan trọng nhất mà tôi đã từng viết trên bảng hiệu đầu tiên của
Wal-Mart là “Bảo đảm quý khách sẽ hài lòng”. Hiện nay những từ này vẫn
còn nằm ở đó, và chính chúng đã tạo nên sự khác biệt.
9. Kiểm soát chi phí của bạn tốt hơn đối thủ để giành được lợi thế cạnh tranh.
Trong 25 năm trước khi Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ,
chúng tôi đứng hàng đầu trong ngành bán lẻ vì có tỷ suất chi phí trên
doanh thu thấp nhất. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm nhưng vẫn thể gượng
dậy được nếu bạn điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Còn nếu việc kinh
doanh không hiệu quả thì bạn vẫn có thể bị phá sản ngay cả khi bạn rất
tài năng.
10. Mạnh dạn bơi ngược dòng.
Hãy thử đi một con đường khác, đừng theo lối suy xét thông thường nữa.
Nếu mọi người đều đi theo hướng này, nhiều khả năng bạn sẽ có thể tìm
được chỗ thích hợp của mình bằng cách đi theo hướng ngược lại. Tuy
nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần vì sẽ có nhiều người làm bạn nản lòng
và nói rằng bạn đang đi sai hướng. Trong cuộc đời tôi, điều người ta
thường nói với tôi nhất là một thị trấn với dân số dưới 50.000 người
không đủ để giúp một cửa hàng bách hóa bán hàng giá rẻ tồn tại lâu dài,
và tôi đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm.
(Theo successprinciplesonline.com)
From: Vietnamwork.com
Wal-Mart : thành công từ bán hàng đại hạ giá
Tỷ phú Sam Walton, người sáng lập tập đoàn Wal-Mart, đã làm được điều kỳ diệu - đem những sản phẩm đến toàn thế giới với một giá thấp không thể tin được - như thế nào?
Năm 1950, Sam Walton khi ấy còn là một chàng trai trẻ tràn đầy tự tin. Hai năm sau khi trải qua thời gian phục vụ trong quân đội, chàng trai Sam Walton quyết tâm kinh doanh thị trường bán lẻ.
Vùng đất đầu tiên ông khởi đầu sự nghiệp cũng là mong ước của người vợ: “Sam, đừng bắt em sống tại một thành phố quá đông đúc. 10.000 người là quá đủ với em rồi”. Đây có lẽ là một sự sắp đặt sẵn của Thượng đế cho chiến lược phát triển lâu dài của Wal-Mart sau này: tấn công vào những thị trường nhỏ lẻ, nơi các “đại gia” đi trước đã không quan tâm đến.
Hệ thống cửa hàng Năm xu một hào
Vùng đất đầu tiên họ chọn là Newport, một thị trấn nhỏ bé phía đông
vùng Arkansas (Mỹ), nơi chỉ có bông và đường sắt với khoảng 7.000 dân.
Tại đây đã có một chủ cửa hàng làm ăn thua lỗ.Nhưng tin tưởng vào quyết định của mình, Sam đổ vào đó 25.000 USD để mua lại, đặt tên cho nó là cửa hàng “Năm xu và một hào”. Cửa hàng này kinh doanh thật sự thảm bại, tiền thuê mặt bằng quá cao, doanh thu lại không đủ bù vào chi phí bỏ ra.
Quan trọng hơn, họ có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm: cửa hàng Sterling bên kia đường, có doanh thu gấp đôi cửa hàng của Sam do John Dunham, một quản lý tuyệt vời làm chủ. Chưa từng có kinh nghiệm quản lý và chưa từng biết tí gì về quản lý, Sam thật sự khó khăn trong những ngày đầu. Tuy nhiên, từ đó chàng trai trẻ rút ra một bài học lớn nhất đời mình: học từ tất cả mọi người!
Thời gian đầu Sam luôn tò mò nhìn qua cửa hàng bên kia phố. Ông học hỏi tất cả: bảng giá, cách xếp hàng và tất cả những việc đang diễn ra ở đó và về áp dụng cho tốt hơn. Mũi đột phá đầu tiên Sam áp dụng là việc tìm cách mua lại những sản phẩm của nhà phân phối nào bán rẻ nhất để có thể khuyến mãi, giảm giá cho cửa hàng mình.
Năm đầu tiên, cửa hàng đạt doanh thu 105.000 USD (so với 72.000 USD của chủ cũ), năm sau là 140.000 USD và rồi 175.000 USD. Cuối cùng, Sam vượt qua mặt “ông già” John Dunham. Và ông có một niềm tin chắc chắn: kinh doanh hạ giá là con đường của tương lai.
Cửa hàng thứ hai mà Sam Walton gây dựng nên nằm tại Bentonville, một thị trấn chỉ có khoảng 3.000 dân. Nó cũng được mang tên “Năm xu và một hào”, chuyên kinh doanh bóng bay cho trẻ em, cặp phơi quần áo, chè... và mọi thứ nhu yếu phẩm cần thiết khác. Đây là một cửa hàng tự phục vụ thứ ba trên toàn nước Mỹ, nơi không có hình ảnh nhân viên và máy đếm tiền như những cửa hàng xưa cũ. Chỉ có một máy tính tiền tự động đặt tại quầy.
Cho đến tận cuối đời, Sam vẫn còn nhớ như in và thường nhắc lại câu chuyện khi bắt đầu mở một cửa hàng tại Bentonville. Khi đến đây, tình cờ Sam nghe được câu chuyện của hai cụ già. Họ cá rằng trong vòng 60 ngày, cửa hàng này sẽ phải sập tiệm như những cửa hàng từng mở ra rồi “chết yểu” trước đó. “Một cửa hàng giảm giá tồn tại ở một thị trấn nhỏ này ư? Thật là một trò đùa”. Nếu muốn thành công như Wal-Mart, Sam đưa ra lời khuyên là: chấp nhận những lời gièm pha, chế giễu và đi theo con đường bạn cho là đúng đắn nhất. Kết quả sẽ chứng minh và thuyết phục tất cả mọi người.
Cửa hàng này cũng tiếp tục làm ăn phát đạt. Sam quyết định mở thêm một số cửa hàng tại Fayette, Tennessee, Kansas... Tất cả cửa hàng này đều mang tên “Năm xu và một hào”.
Bán rẻ hơn tới mức có thể
Sam Walton tiếp tục mở rộng địa bàn tại những thị trấn nhỏ tương tự
cũng với phương thức tự phục vụ. Đến năm 1960, Sam đã có tất cả 15 cửa
hàng mọc lên khắp nơi trên đất Mỹ.Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ vững phương châm ấy.
Năm 1962 là năm của ngành công nghiệp giảm giá. Chiến lược Wal-Mart đeo đuổi chỉ mới thật sự bắt đầu. Thời điểm này, bốn công ty bắt đầu mở chuỗi cửa hàng bán giảm giá và chạy đua nhau quyết liệt: S.S.Kresge mở Kmart, F.W.Woolco mở Woolco, D.Hudson mở Target, và vài cá nhân độc lập ở thị trấn Rogers mở cái gọi là Wal-Mart. Trong bốn cái tên nêu trên vào thời điểm đó, Wal-Mart là cái tên không mấy người biết đến. Nhưng 30 năm sau, đối thủ trực tiếp của Wal-Mart chỉ còn lại Kmart. Thời gian ngắn sau, Kmart cũng “sập tiệm”.
Hẳn bất cứ ai ngồi thống kê lại chặng đường phát triển của Wal-Mart đều cảm thấy giật mình bởi tốc độ tiến xa quá nhanh của nó. Việc này bắt nguồn từ một chiến lược khôn ngoan mà Sam Walton áp dụng cho con đường đi của mình: “Chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bằng cách trải rộng, sau đó tìm cách lấp đầy”. Sự thành công tại ba cửa hàng Wal-Mart đầu tiên giúp Sam Walton có một niềm tin chắc chắn rằng con đường kinh doanh của mình đang đi đúng hướng.
Đó là: tấn công vào những khu dân cư nhỏ bé, ít người, chẳng có “đại gia bán lẻ” nào thèm quan tâm đến. Điều này có vẻ như một nghịch lý đi ngược lại phương cách kinh doanh thông thường: phát triển tại thành phố lớn, sau đó mở rộng ra các thị trấn tỉnh lẻ. Một nguyên do nữa là Wal-Mart cứ tiến bước đều đặn với phương châm bất di bất dịch của mình: bán rẻ hơn tới mức có thể.
Wal-Mart bắt đầu chiếm lĩnh được vùng tây bắc Arkansas, rồi tiến đến Oklahoma, Missouri, tấn công từ Neosho đến Monett và Aurora, Nevada và Belton... và cứ thế tiếp tục, tiếp tục. Ở bất cứ nơi đâu, Wal-Mart đều tiến những bước chậm rãi và chắc chắn, dần thiết lập một vành đai gồm các cửa hàng bao quanh thành phố, chờ đợi cho đến khi thành phố phát triển đến tận nơi.
Chiến lược khôn ngoan này phát huy hiệu quả thực tế tại mọi lúc mọi nơi. Một điểm mạnh khác của việc làm này là số tiền đổ vào quảng cáo không nhiều. Khi một cửa hàng mọc lên tại nông thôn, tin đồn sẽ truyền tai nhau hết sức nhanh chóng. Wal-Mart không cần thiết tìm mọi cách để quảng bá tầm ảnh hưởng của mình. Chỉ cần phát tờ rơi quảng cáo hằng tháng, sức lay động đã lan đến những nơi hẻo lánh nhất.
(Theo Tuổi Trẻ)
02 July 2012
Sam Walton - Khởi nghiệp từ đồng 1 xu
Nói đến hệ thống bán lẻ ở Mỹ người ta không thể
không nhắc tới hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-Mart.
Năm 2001, Kmart tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ"
Wal-Mart. Ít ai biết rằng ông trùm bán lẻ này lại khởi nghiệp chỉ với 1
xu.
Sam Walton - ông trùm bán lẻ ở Mỹ
Còn Sam Walton thì cho rằng: "Tôi không biết điều gì
khiến người ta có tham vọng, nhưng thực tế là tôi đã được trời phú cho
động cơ và tham vọng bẩm sinh, và tôi hy vọng những điều em trai tôi
nói là đúng. Mẹ của chúng tôi rất kỳ vọng vào con cái. Bà đọc rất nhiều
và yêu thích giáo dục cho dù bản thân bà không được hưởng học hành đến
nơi đến chốn. Bà vào đại học được một năm thì rời trường để lấy chồng.
Và có thể để bù đắp cho điều này, bà đã quy định từ đầu là tôi phải
vào đại học và phải đạt được một thành công cho bản thân mình. Nỗi buồn
lớn nhất trong đời tôi là bà mất vì bệnh ung thư quá sớm, khi chúng
tôi mới bắt đầu phát đạt trong kinh doanh.
Mẹ tôi là một người luôn biết cách tạo động
lực cho người khác và tôi đã nghiêm túc tuân theo lời bà rằng tôi phải
luôn cố gắng hết sức trong bất cứ việc gì mình làm. Vì vậy, tôi luôn
theo đuổi mọi thứ mình quan tâm với một ham mê thực sự - mà một số
người gọi đó là nỗi ám ảnh - để giành chiến thắng. Tôi luôn tự đặt ra
cái ngưỡng thật cao cho mình: đó là đề ra các mục tiêu cá nhân rất cao.
Thậm chí khi còn là một đứa trẻ tại Marshall,
Missouri, tôi nhớ mình đã là một đứa trẻ đầy tham vọng. Tôi là lớp
trưởng trong suốt nhiều năm. Tôi chơi bóng đá, bóng chày, bóng rổ với
những đứa trẻ khác. Tôi cũng còn tham gia bơi vào mùa hè nữa. Tôi ganh
đua đến nỗi khi bắt đầu tham gia nhóm hướng đạo sinh tại Marshall, tôi
đã đánh cuộc với những đứa trẻ khác xem ai trong số chúng tôi sẽ là
người đầu tiên đạt đến cấp bậc cao nhất (Đại bàng - Eagle) trong hàng
ngũ hướng đạo sinh. Trước khi tôi đạt được cấp Đại bàng ở Marshall, gia
đình chúng tôi đã chuyển tới một thị trấn nhỏ là Shelbina, bang
Missouri với dân số khoảng 1.500 người, nhưng tôi đã thắng cuộc; tôi
đạt được cấp Đại bàng ở tuổi 13, hướng đạo sinh đạt được cấp Đại bàng
trẻ tuổi nhất trong lịch sử bang Missouri vào thời điểm đó.
Tôi bắt đầu tham gia hoạt động nhóm khi học
lớp 5. Điều này thật khó tin, nhưng lại là sự thật:
trong suốt cuộc đời, tôi chưa bao giờ bị thua trong một trận đấu. Chắc
chắn là không phải hoàn toàn nhờ tôi, mà thực tế là tôi có một chút may
mắn. Tôi bị ốm hoặc bị chấn thương trong một số trận mà chúng tôi đã
không thể thắng dù có hay không có tôi - do vậy tôi đã tránh được một
vài thất bại. Nhưng tôi cho rằng, kỷ lục này quan trọng đối với tôi. Nó
dạy tôi biết chờ đợi chiến thắng, chấp nhận những thách thức khắc
nghiệt và luôn có kế hoạch để giành thắng lợi. Sau này trong cuộc đời
mình, tôi nghĩ Kmart hoặc bất cứ sự cạnh tranh nào mà chúng tôi phải
đối mặt cũng chỉ giống như trường trung học Jeff City, đội bóng mà
chúng tôi đối mặt trong trận chung kết bang năm 1935. Tôi không bao giờ
nghĩ là mình có thể thua; đối với tôi, gần như đương nhiên là tôi có
quyền thắng. Suy nghĩ theo cách đó dường như đã trở thành một lời tiên
đoán sau này trong suốt cuộc đời tôi.
Tôi tốt nghiệp Đại học Missouri vào tháng
6/1940 với bằng kinh doanh, và tôi đã làm việc cật lực như đã làm trong
suốt cuộc đời. Tôi luôn tràn đầy năng lượng, nhưng tôi cũng thấy mệt.
Từ khi vào trung học, tôi đã tự làm ra tiền và tự mua quần áo cho mình.
Tại trường đại học, tôi chi thêm tiền học, tiền ăn, các khoản hội phí
và tiền chi cho các cuộc hẹn hò. Bố mẹ tôi sẽ rất vui lòng giúp đỡ tôi
nếu có thể, nhưng đó là thời kỳ Đại khủng hoảng và họ không có thêm một
khoản tiền nào. Tôi phải tiếp tục công việc đưa báo trong thời học
trung học, và vào đại học tôi phải đi đưa thêm một số tuyến đường mới,
thuê một vài người giúp đỡ, và biến nó thành một việc kinh doanh tương
đối tốt. Tôi kiếm được khoảng 4.000 đến 5.000 đôla mỗi năm, khoản tiền
mà vào cuối thời kỳ Đại khủng hoảng là tương đối lớn.
Ngoài
việc đưa báo, tôi còn làm phục vụ bàn để đổi lấy đồ ăn, và tôi cũng
đứng đầu đội cứu hộ bể bơi. Bạn có thể thấy tôi là người khá bận rộn,
và bạn có thể hiểu được tại sao tôi ngày càng tôn trọng giá trị đồng đô
la. Nhưng giờ đã đến lúc tốt nghiệp đại học, và tôi đã sẵn sàng từ bỏ
những công việc này, để thực sự háo hức bước ra ngoài thế giới và tự
tạo ra một giá trị nào đó cho bản thân mình bằng một công việc thực sự.
Chuỗi siêu thị Wal*Mart nổi tiếng ở Mỹ
Lần đầu tiên cơ hội bán lẻ đến với tôi vào năm
1939, khi gia đình tôi chuyển đến ở cạnh nhà một người đàn ông tên là
Hugh Mattingly. Ông từng là thợ cắt tóc ở Odessa, Missouri trước khi
cùng với những anh em của mình bắt đầu phát triển một hệ thống có tới
60 cửa hàng vào thời điểm đó. Tôi có thể nói chuyện với ông về việc
buôn bán, về cách thức tiến hành, và kết quả kinh doanh. Ông rất quan
tâm đến tôi và sau đó thậm chí còn đề nghị tôi làm việc cho ông ta.
Công việc diễn ra khá thuận lợi - ba ngày sau
khi tốt nghiệp (ngày 03/06/1940) tôi đến nhận công việc tại cửa hàng JC
Penney tại Des Moines, Iowa, và bắt đầu làm nhân viên quản lý tập sự
với mức lương 75 đôla một tháng. Đó là ngày tôi gia nhập nghề bán lẻ,
và ngoại trừ thời gian phục vụ trong quân đội thì tôi đã ở trong nghề
này suốt 52 năm. Có thể tôi được sinh ra để trở thành một thương gia,
có thể đó là số phận. Tôi không biết nhiều về những điều đó, nhưng tôi
chắc chắn về điều này: tôi yêu thích nghề bán lẻ ngay từ đầu và đến tận
bây giờ tôi vẫn yêu thích nó. Tuy nhiên, không phải ngay lập tức mọi
việc đã diễn ra suôn sẻ như vậy.
Như đã nói, tôi có thể bán hàng, và tôi yêu
thích công việc bán hàng. Không may là tôi đã không bao giờ tập viết
cẩn thận. Helen nói rằng chỉ có khoảng năm người trên thế giới có thể
đọc được chữ viết như gà bới của tôi và bà ấy không thuộc số đó. Điều
này bắt đầu gây khó khăn cho tôi trong công việc mới. Ở Penney có một
nhân viên đến từ New York tên là Blake chuyên đi khắp đất nước để kiểm
toán các cửa hàng, đánh giá nhân sự và những việc linh tinh khác, và
ông ta gặp chúng tôi khá thường xuyên. Tôi nhớ rằng ông ta là một người
cao lớn, trên 6 feet, và luôn ăn mặc rất lịch sự với những bộ comple,
áo sơ mi và cà vạt đẹp nhất của hãng Penney. Ông ta rất khó chịu vì tôi
đã làm rối tung các hóa đơn bán hàng và thường nhầm lẫn số đăng ký
hàng hóa. Tôi không thể để một khách hàng mới phải đợi trong khi lãng
phí thời gian với đống giấy tờ về số hàng mà tôi đã bán và phải thừa
nhận là nó đã gây ra nhiều rắc rối.
Ông Blake
sẽ nói khi đến Des Moines sẽ gặp tôi: “Walton, nếu cậu không phải là
một nhân viên bán hàng giỏi như vậy, có lẽ tôi đã sa thải cậu. Có thể
cậu chỉ đơn giản là không được sinh ra để bán lẻ mà thôi”.
May
mắn thay, tôi đã tìm được một nhà vô địch trong cửa hàng nơi tôi làm.
Đó là nhà quản lý Duncan Majors, một người có khả năng tạo động lực
tuyệt vời và có niềm tự hào là đã đào tạo nhiều quản lý viên của Penney
hơn bất kỳ ai trên nước Mỹ. Ông có kỹ thuật riêng của mình và là một
nhà quản lý rất thành công. Bí quyết của ông là có thể khiến chúng tôi
làm việc từ sáu giờ rưỡi sáng đến bảy hoặc tám giờ tối. Tất cả chúng
tôi đều muốn trở thành quản lý viên như ông. Vào chủ nhật khi không
phải làm việc thì chúng tôi, cả tám người đều là nam giới đến nhà ông.
Tất nhiên chúng tôi sẽ nói chuyện về bán lẻ và chơi bóng bàn hoặc chơi
bài. Đó là một công việc làm cả tuần.
Tôi nhớ vào một ngày chủ nhật, Duncan Majors
lĩnh séc thưởng hàng năm của Penney và khoe nó ở khắp mọi nơi. Khoản
tiền thưởng khoảng 65.000 đôla đã gây ấn tượng mạnh tới chúng tôi. Việc
được nhìn người đàn ông này làm việc làm tôi thấy phấn khích với công
việc bán lẻ. Ông thực sự rất giỏi. Hồi đó có một điều hay là ngài James
Cash Penney thường đích mình đến thăm cửa hàng. Ông không qua lại các
cửa hàng thường xuyên như tôi vẫn làm sau này, nhưng ông cũng có đi
lại. Tôi vẫn nhớ ông đã chỉ cho tôi cách buộc và đóng gói hàng hóa, bọc
hàng với những sợi dây và những tờ giấy tuy nhỏ nhưng nhìn vẫn đẹp.
Tôi làm việc cho Penney khoảng mười tám tháng,
và theo những gì tôi biết, họ đã thực sự là đầu tàu của ngành này.
Nhưng hồi đó tôi đang trong quá trình tìm kiếm sự cạnh tranh. Bộ phận
tôi làm việc tại Des Moines có ba cửa hàng, do đó vào giờ ăn trưa tôi
đi lang thang tới các cửa hàng của Sears và Yonkers để xem họ làm gì.
Đến đầu năm 1942, khi chiến tranh vẫn đang
diễn ra, là một người đã tốt nghiệp ROTC, tôi hăng hái tình nguyện, sẵn
sàng vượt biển và thực hiện nghĩa vụ người lính của mình. Nhưng quân
đội là một điều ngạc nhiên lớn đối với tôi. Do có khuyết tật nhỏ về
tim, tôi không đủ tiêu chuẩn về thể lực để tham gia chiến đấu mà chỉ
được giao những nhiệm vụ hạn chế. Loại công việc này làm tôi chán nản
và do chỉ muốn được gọi đi chiến đấu nên tôi đã bỏ việc tại Penney và
chuyển xuống phía nam, về hướng Tulsa với ý niệm mơ hồ là muốn xem công
việc kinh doanh dầu lửa ở đây như thế nào. Nhưng tôi lại nhận được
việc làm tại nhà máy thuốc súng khổng lồ Du Pont tại thị trấn Pryor,
bên ngoài Tulsa. Căn phòng duy nhất tôi có thể tìm được nằm ở phía trên
Claremore. Đó là nơi tôi gặp Helen Robson vào một đêm tháng Tư tại một
sân chơi bowling.
Tôi và Helen yêu nhau cùng một lúc. Cuối cùng
tôi cũng được gọi vào quân đội để tham gia những nhiệm vụ thực sự. Do
khuyết tật về tim, tôi không được chứng kiến các trận đánh nhưng vẫn có
thể nhận trách nhiệm với chức vụ thiếu úy. Khi gia nhập quân đội, tôi
đã xác định được hai việc: tôi đã biết được người mà tôi muốn lấy, và
đã biết phải làm gì để kiếm sống - đó là bán lẻ. Khoảng một năm sau khi
gia nhập quân đội, Helen và tôi cưới nhau vào ngày lễ Valentine
14/2/1943, tại thị trấn quê hương của Helen là Claremore, bang
Oklahoma. Rồi chúng tôi quyết định khai trương cửa hàng bán lẻ đầu
tiên.
Năm năm đầu tiên của tôi ở Newport đã trôi qua
và tôi đã thực hiện được mục tiêu của mình. Cửa hàng Ben Franklin nhỏ
của tôi đã có được doanh số 250.000 đôla và đem lại 30.000 tới 40.000
đôla lợi nhuận trong một năm. Đó là cửa hàng Ben Franklin số một về
doanh số và lợi nhuận, không chỉ ở Arkansas mà ở toàn bộ vùng sáu bang.
Nó là cửa hàng tạp hóa lớn nhất tại Arkansas, và tôi không tin là có
một cửa hàng nào lớn hơn tại ba hay bốn bang lân cận".
(Trích cuốn "Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ" do Công ty Alpha Books phát hành)
(Nguon Blog ky Nang)
Labels:
Doanh Nghiep,
Khoi nghiep,
Kinh Doanh,
Nuoi Day Con,
Sam Walton
10 SIÊU QUY LUẬT BÁN HÀNG
Tuy nhiên, mọi việc không đến nỗi quá tệ như vậy: bạn có thể chứng minh đó là sai lầm của phần đông mọi người. Trên thực tế, bán hàng là một “siêu” kỹ năng không dễ dàng thành thục. Và bạn sẽ cần đến những “siêu” quy luật để biến hoạt động bán hàng trở thành một trong những nhiệm vụ đơn giản và thành công nhất:
1. Đừng nói về bản thân.
2. Đừng nói về các sản phẩm/dịch vụ của bạn.
4. Và hơn tất cả, đừng rao giảng bán hàng thái quá.
Hiển nhiên, bạn muốn giới thiệu về bản thân. Bạn muốn cho khách hàng tiềm năng biết tên mình và mục đích của cuộc giao tiếp bán hàng (trực tiếp hay qua điện thoại), nhưng những điều đó đều không thích hợp. Rốt cuộc, tại điểm này, bạn có thể nói về cái gì với khách hàng? Trước tiên, hãy lắng nghe họ, lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của họ. Rồi trên cơ sở đó bạn mới bắt đầu cuộc hội thoại sao cho thích hợp nhất với những mong muốn đó.
Quy luật 2. Bán hàng với những câu hỏi, không phải các câu trả lời. Bạn hãy nhớ kỹ điều này: “Không ai quan tâm tới việc bạn tuyệt vời như thế nào, nếu bạn chưa cho họ thấy rằng họ là những người tuyệt vời”.
Hãy quên đi việc “bán” sản phẩm/dịch vụ của bạn mà thay vào đó đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu lý do tại sao khách hàng muốn mua hàng. Để làm được này, bạn cần hòa đồng thực sự với các khách hàng, bạn cần đặt ra các câu hỏi (nhiều và thật nhiều), nhưng không nên có bất cứ ẩn ý hay động cơ nào.
Thử hình dung bạn thuê một quầy hàng bán đĩa CD trong lễ hội âm nhạc thường niên ở địa phương. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để bạn nhận ra rằng công việc của bạn không phải là bán những chiếc đĩa CD mà là đặt tai nghe vào bất cứ ai ghé qua cửa hàng để họ thưởng thức âm nhạc miễn phí! Bạn cũng sẽ nhanh chóng thấy rằng bất cứ khi nào mọi người nhận ra rằng bạn đang cố gắng “bán” đĩa CD, ngay lập tức họ sẽ có phản ứng và tìm mọi cách để tránh xa cửa hàng của bạn.
Vì vậy, bạn hãy biến công việc bán hàng của mình thành việc giới thiệu âm nhạc cho bất cứ ai có mong muốn. Một khi đã nghe, họ có thể thích hay không thích. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các cửa hàng bán đĩa CD khác trong hội chợ.
Trong hoạt động bán hàng, có một điều bạn nên biết về bản chất tự nhiên của con người là tâm lý “kháng cự bán hàng”. Có nghĩa hành động bán hàng luôn tạo ra một sự kháng cự nhất định! Và điều này dẫn chúng ta tới quy luật tiếp theo.
Quy luật 3. Hãy tỏ ra tò mò và hiếu kỳ về những khách hàng tiềm năng. Bạn hãy hỏi xem họ đang sử dụng những sản phẩm/dịch vụ nào. Những gì họ đang sử dụng có quá đắt đỏ, hay không đủ độ tin cậy? Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem các khách hàng thực sự mong muốn gì. Hãy đưa ra những câu hỏi sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Khi bạn biết rõ những nhu cầu của các khách hàng, tiếp theo bạn đừng thuyết phục họ mua hàng, như thế họ sẽ tin tưởng và coi bạn như một nhà tư vấn có giá trị và muốn giao dịch mua sắm nhiều hơn trong tương lai.
Quy luật 4. Nói chuyện với khách hàng như thể bạn nói chuyện với gia đình hay bạn bè của bạn. Trong các giao tiếp với khách hàng, bạn không nên nói với giọng “kiểu mẫu bán hàng”. Đó là những lời thuyết phục sáo rỗng và mang tính khẩu hiệu. Một lối phát âm khách sáo, giọng điệu phóng đại và những lời giới thiệu rập khuôn sẽ không được chấp nhận trong môi trường bán hàng chuyên nghiệp ngày nay. Thay vào đó, hãy nói chuyện một cách bình thường như thể xung quanh bạn là bạn bè và người thân.
Quy luật 5. Chú ý tới tâm trạng của khách hàng. Liệu khách hàng đang có điều gì bực bội? Họ đang xúc động hay bối rối? Nếu đúng như vậy, bạn hãy hỏi: “Có lẽ chúng ta nên gặp gỡ vào một dịp khác chăng?”. Phần lớn các nhân viên bán hàng thường quá quan tâm tới những điều mình định nói, đến nỗi họ quên mất rằng người đối thoại với họ là một người bình thường với những tâm tư riêng .
Quy luật 6. Nếu khách hàng đặt câu hỏi, hãy trả lời ngắn gọn và sau đó tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở. Hãy nhớ rằng: những câu hỏi đó không phải là về bạn, mà để họ xác định xem bạn có đúng là người họ cần hay không.
Quy luật 7. Chỉ sau khi bạn xác định một cách chính xác những nhu cầu của các khách hàng, bạn mới bắt đầu đề cập đến những gì bạn cung cấp. Phải biết rõ về người bạn đang nói chuyện, sau đó mới xác định xem mình phải nói gì với họ.
Quy luật 8: Đừng biến cuộc nói chuyện thành một seminar giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Bạn đừng quá lan man về những gì mà các khách hàng không đề cập tới cũng như không muốn lắng nghe. Thay vào đó, chỉ nói những điều mà bạn cảm thấy sẽ hữu ích với khách hàng trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Và nếu có thể, hãy giới thiệu những lợi ích theo đúng ngôn từ của khách hàng, chứ không phải của bạn.
Quy luật 9: Trở thành cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ. Sau khi thực hiện tất cả 8 quy luật trên, bạn đã biết được nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng đối với loại hình sản phẩm/dịch vụ của bạn. Cộng với việc xây dựng một tình cảm tin cậy, giúp đỡ đôi bên, tức là bạn đã thành công trong việc bắc cầu nối giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Quy luật 10. Bạn không phải là một nhân viên bán hàng. Đừng kết thúc bằng một lời đề nghị bán hàng thông thường để tránh nhắc nhở các khách hàng tiềm năng rằng họ đang giao dịch với một “nhân viên bán hàng”. Bạn không phải là một nhân viên bán hàng, mà là một người bạn đang cung cấp và giới thiệu một sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó. Và nếu bạn làm cho các khách hàng cảm nhận được điều này, tức là bạn đã trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc.
Cho dù trên cương vị một chủ doanh nghiệp hay một nhân viên bán hàng, chắc hẳn bạn đều mong muốn doanh số bán hàng của công ty có những bước tiến nhảy vọt, nhưng để làm được điều này đòi hỏi ở bạn kỹ năng gây dựng thiện cảm cũng như nắm vững nghệ thuật bán hàng. Hãy tìm ra những thiếu sót trong hoạt động bán hàng của mình từ 10 “siêu” quy luật trên để sửa đổi, cùng với thời gian, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân viên bán hàng siêu đẳng.
(Theo Vietbao)
Subscribe to:
Posts (Atom)