28 June 2012

Doanh nhân Việt và tư duy “think out of box”

Doanh nhân Việt và tư duy “think out of box


picture Hình như với không ít người Việt chúng ta, trong đó có cả giới doanh nhân, sự thử nghiệm cái mới vẫn còn là điều cấm kỵ? 
Một ngày cuối năm ngoái, sau khi vật vã với việc tổ chức ăn trưa cho một cuộc họp tại công ty, tôi có viết bài “Ý tưởng hay là điểm tựa cho thương hiệu lớn” trên một trang báo điện tử khá nổi tiếng.

Chủ đề chính là thảo luận về tình hình thị trường cơm hộp ở các thành phố lớn hiện nay, những điều khách hàng chưa được thỏa mãn với cơm hộp hiện tại, và lời gợi ý cho một sản phẩm “cơm hộp” nâng cấp.

Tôi nhận được nhiều comment, thậm chí nhiều bạn đã trực tiếp liên hệ với tôi để trao đổi về tính khả thi của ý tưởng đó, trong đó một số bạn cho rằng sự gợi ý của tôi là “bất khả thi, mặc dù nghe thì hay”. Có nhiều lý do để phản bác đã được các bạn đưa ra.

Thật sự, tôi không bất ngờ về những phản bác đó. Từ vài năm trước, khi tham gia đào tạo các khóa về kinh doanh cho các doanh nghiệp, mỗi khi gợi ý học viên về những ý tưởng kinh doanh mới, câu trả lời thường xuyên của các học viên thường là: “Hay đấy, nhưng sợ không khả thi”.

Hình như với không ít người Việt chúng ta, trong đó có cả giới doanh nhân, sự thử nghiệm cái mới vẫn còn là điều cấm kỵ?

Không ít người trong số chúng ta (đặc biệt những người đã được đào tạo ở nước ngoài, hoặc được đào tạo ở các công ty đa quốc gia) đã biết đến thuật ngữ “Think out of box” - tạm dịch: “Suy nghĩ phá lệ”.

Nói một cách dễ hiểu, là muốn sáng tạo, muốn có những cú đột phá trong kinh doanh, thì hãy đừng tự trói suy nghĩ của mình vào một rào cản nhất định, do chính mình đặt ra.

Đã nhiều lần tôi được nghe các doanh nhân và giảng viên nước ngoài nhận xét: “Người Việt Nam học hỏi rất nhanh, nhưng hay đặt rào cản quá”. Tôi hiểu ý họ, và thật lòng khá buồn. Buồn vì họ nhận xét đúng!

Tôi xin lấy một ví dụ  nhỏ: đồ gốm sứ Bát Tràng rất được khách Nhật ưa chuộng. Nhiều doanh nghiệp Bát Tràng đã gửi chào hàng tới Nhật Bản qua nhiều kênh xúc tiến thương mại khác nhau. Tuy nhiên, đơn đặt hàng không nhiều.

Nguyên nhân không phải do hàng hóa chất lượng thấp, hoặc giá cao. Mà đơn giản: các nhà sản xuất chỉ làm theo bộ số lượng lớn (6-10 cái bát ăn cơm, kèm vài cái đĩa chẳng hạn) - đây là một bộ bát đĩa cho một hộ gia đình 4 người thường thấy ở Việt Nam.

Trong khi đó, quy mô gia đình ở Nhật lại rất nhỏ (chỉ từ 1-3 người), không gian sống ở các thành phố Nhật quá nhỏ, nên họ chỉ cần mua một bộ gồm 2-4 cái bát ăn cơm nhỏ.

Chẳng biết các nhà sản xuất Bát Tràng và các cơ quan xúc tiến thương mại của ta có biết không, nhưng hiện tượng này đã xảy ra từ lâu, và “vũ như cẫn” đến tận bây giờ.

Henry Ford - nhà sáng lập ra hãng ôtô Ford lừng danh, doanh nhân mà tôi ngưỡng mộ nhất, đã nói khi sáng chế ra chiếc ôtô Ford Model T: “Nếu tôi hỏi người tiêu dùng cần gì, họ sẽ nói họ cần một chiếc xe ngựa chạy nhanh hơn”.

Nếu Ford cũng nghĩ như người khác, thì chắc chúng ta sẽ không có những chiếc ôtô như ngày nay.

Một bài báo trên VnEconomy gần đây có nhắc đến Phở 24 và VietMac - một loại cơm văn phòng kiểu mới. Phở 24 đã quá quen thuộc, nhưng còn VietMac - phải chăng đây là sản phẩm của “think out of box”?

Tôi đã truy cập vào trang web của nhà sản xuất, và biết đây là một dạng “McDonald’s kiểu Việt”. Sản phẩm của họ là cơm hộp nâng cấp, được đóng gói như fast-food. Nhờ sự cải tiến (mà tôi nghĩ là rất nhỏ) này, họ đã đảm bảo được tính vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục được mùi khó chịu của hộp cơm, và đảm bảo cơm nóng cho tới tay khách hàng nhờ lò vi sóng.

Tôi không nghĩ đây là ý tưởng có sự đột phá về tư duy, vì thực ra trên thế giới đã có sản phẩm rice-burger, loại bánh hamburger làm từ gạo được dân châu Á rất thích. McDonald’s cũng có sản phẩm này, MOS Burger - thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản cũng bán rice-burger, bán đầy ở các cửa hàng thực phẩm ở Nhật, Thái Lan, Singapore, Malaysia…

Nhưng, tôi đánh giá cao ý tưởng sản phẩm này vì nhà sản xuất biết uyển chuyển áp dụng cho thị trường ở Hà Nội. Họ không đi theo lối mòn là sản xuất thức ăn nhanh để cạnh tranh với các ông lớn trong ngành fast-food, mà chuyển hóa sản phẩm thành một thứ “cơm hộp nâng cấp”. Đồng thời, họ cũng không cố gắng nâng cấp cái hộp cơm - điều mà các nhà sản xuất khác đang hướng tới, mà cải tiến nó về chất.

Hãy đừng tự trói mình vào một rào cản nào đó. Sáng tạo là vốn quý nhất của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhưng sáng tạo chỉ có khi chúng ta “think out of box”.

Phải chăng, cũng chính vì tư tưởng “không thể làm được” rất phổ biến trong suy nghĩ đã ngăn cản sự sáng tạo, để đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có nhiều thương hiệu lớn?

* Tác giả bài viết là Phó giám đốc Công ty Thời trang Thiên Quang.

27 June 2012

Kinh doanh thực phẩm sạch: Nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm


(TNO) Sau những sự cố liên quan đến chất lượng thực phẩm, một số doanh nghiệp (DN) nước ngoài đang lên kế hoạch xây dựng, mở rộng chuỗi kinh doanh, bán lẻ thực phẩm sạch.

DN nước ngoài: Đầu tư mạnh
Đáng chú ý nhất là Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (CP). Sau gần 20 năm sang Việt Nam đầu tư ở lĩnh vực chăn nuôi, mới đây CP đã lên kế hoạch trong năm 2012 sẽ xây dựng chuỗi 10.000 điểm bán lẻ, cửa hàng trên cả nước cung cấp thực phẩm sạch.
Ông Chamnan Wangakkarangkul, Phó tổng giám đốc CP Việt Nam cho hay, kinh doanh thực phẩm sạch đang là xu hướng mới mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nhắm đến. Để thực hiện tham vọng này, CP xây dựng nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, cùng với việc phát triển hệ thống chăn nuôi khép kín để hỗ trợ việc xây dựng, phát triển chuỗi thực phẩm sạch này.

Thực phẩm sạch, an toàn đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn - Ảnh: Trung Hiếu
CP cho biết công ty này sẽ hợp tác với những đối tác có mặt bằng đẹp để xây dựng cửa hàng. Công ty sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu và chỉ dẫn hình thức kinh doanh, bảo đảm, chế biến. Hiện CP đã thực hiện xong 30% của tổng số 10.000 cửa hàng.
Ông Chamnan Wangakkarangkul cũng thông tin, đây là bước đi cuối cùng trong việc khép kín quy trình kinh doanh, từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống, đầu tư trang trại chăn nuôi, chế biến và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà CP đã thực hiện thành công tại Thái Lan.
Được biết, hiện CP đang chiếm khoảng 5% thị phần thịt heo, 30% thị phần thịt gà ở thị trường cả nước.
Ngoài CP, mới đây một số doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang khẩn trương xúc tiến tìm kiếm đối tác ở Việt Nam để xây dựng chuỗi phân phối thực phẩm sạch. Mục tiêu mà các nhà đầu tư nước ngoài này hướng đến là sẽ xây dựng các chuỗi siêu thị, điểm bán lẻ thực phẩm an toàn ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương…
DN trong nước: Liên kết để tồn tại
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng việc doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường chăn nuôi, sau đó chi phối luôn mảng phân phối, bán lẻ thực phẩm sạch là điều đã được dự báo. Thế mạnh của doanh nghiệp nước ngoài là có tiềm lực vốn mạnh, quy trình sản sản xuất khép kín từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến phân phối, bán lẻ.
Sự cố heo tạo nạc vừa rồi, người chăn nuôi trong nước kiệt quệ, còn người tiêu dùng hoang mang không biết dùng thực phẩm gì. Nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp nước ngoài lập tức xây dựng chuỗi thực phẩm sạch để cung cấp cho thị trường là điều không có gì lạ. Chỉ có điều, sau chăn nuôi thì kinh doanh mặt hàng này lại có nguy cơ rơi vào nhà đầu tư ngoại”, ông Công nói.

Liên kết khâu sản xuất, giết mổ là điểm yếu của doanh nghiệp trong nước - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Phùng Khôi Phục, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) thừa nhận: thực lực kinh tế chưa cho phép doanh nghiệp trong nước xây dựng được hệ thống cửa hàng bài bản như doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân DOFICO được đánh giá là một doanh nghiệp mạnh trong ngành thực phẩm, nhưng một năm cũng chỉ dám mở vài cửa hàng bán lẻ thực phẩm sạch.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan nhận định: nhiều sự cố về thực phẩm như vừa qua chính là cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch "ghi điểm". Hiện Vissan có 87 cửa hàng và trong năm nay sẽ phát triển lên 100 cửa hàng thực phẩm sạch.
Dù hoan nghênh việc CP mở nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch sẽ có lợi cho người tiêu dùng, nhưng ông Mười cũng băn khoăn không hiểu cơ sở nào để trong một thời gian ngắn CP có thể mở được nhiều điểm như vậy.
“Trước đây CP công bố mở 100 cửa hàng bán thực phẩm sạch ở TP.HCM. Tuy nhiên, sau khi triển khai khoảng 15 cửa hàng, công ty này ngừng lại. Sau đó, phần lớn cửa hàng đã mở cũng ngừng hoạt động”, ông Mười cho hay.
Theo ông Mười, không nên quá lo ngại về việc ngành chăn nuôi cũng như thực phẩm sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài chi phối, bởi mỗi doanh nghiệp có một chiến dịch cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên, điểm yếu của doanh nghiệp trong nước là chưa có sự khép kín giữa các khâu sản xuất, kinh doanh, trong khi doanh nghiệp nước ngoài lại làm tốt điều này.
Còn Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công cho rằng, để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, nhà nước cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp, trong đó tập trung vào người chăn nuôi. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần phải có sự liên kết các khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến, phân phối để tiết giảm chi phí thì mới có thể canh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Trung Hiếu

Thời cho doanh nghiệp nội?


Từ vị trí hấp dẫn nhất toàn cầu, thị trường bán lẻ Việt Nam đã tụt khỏi Top 30. Đây có là cơ hội để doanh nghiệp nội làm chủ sân nhà?
Hãng tư vấn danh tiếng A.T. Keraney của Mỹ vừa công bố Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012. Theo đó, Việt Nam đã tụt 9 bậc từ vị trí thứ 23 năm 2011 và rời khỏi Top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Như vậy, từ vị trí thứ nhất năm 2008, sau 4 năm, Việt Nam đã liên tục tụt dốc.
Theo các chuyên gia, những rào cản về môi trường đầu tư như: thủ tục, tiếp cận mặt bằng… cùng sự biến động, bất ổn liên tiếp về môi trường kinh tế vĩ mô là nguyên nhân chính khiến thị trường bán lẻ Việt Nam tụt hạng. Đặc biệt tình trạng lạm phát kéo dài làm cho sức mua trong dân giảm sút nghiêm trọng. Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ chỉ đạt 4%. Tình hình ảm đạm này được tiếp diễn trong 5 tháng đầu năm 2012, khi tổng mức bán lẻ chỉ đạt 6,6%. Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trên 20% của những năm trước.
Tuy nhiên, lạm phát hay suy thoái kinh tế chỉ là tác động ngắn hạn đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân căn bản nhất là do những bất ổn kinh tế vĩ mô cùng môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam chưa thực sự đủ sức hấp dẫn với nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.
Thị trường bán lẻ vẫn hấp dẫn doanh nghiệp nội
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận định, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính phiền hà, khó khăn trong tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh, quy hoạch hệ thống phân phối bán lẻ chưa được đồng bộ trong khi sức mua giảm sút, kinh tế vĩ mô bất ổn đã làm cho các NĐT “nản lòng” khi muốn đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trao đổi với PV Báo, lãnh đạo Hệ thống Siêu thị Fivimart khẳng định, tiêu chí hấp dẫn mà A.T. Keraney công bố là độ hấp dẫn của NĐT về thị trường đầu tư. Vì vậy khi sức mua giảm, hiệu quả kinh doanh thấp, sức thu hút đầu tư không cao nên nhà đầu tư đánh giá như vậy. Với Fivimart, thị trường bán lẻ Việt Nam còn đầy sự hấp dẫn. Minh chứng là trong giai đoạn hiện nay, mặc dù sức mua giảm nhưng Fivimart vẫn nỗ lực tìm kiếm địa điểm để mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình. Các siêu thị không chỉ tập trung ở đô thị mà sẽ lan rộng ra các địa phương trong cả nước.
Ông Trần Xuân Kiên, Tổng giám đốc Công ty CP Thế giới số Trần Anh cho rằng: “Nguyên nhân lớn khiến thị trường bán lẻ Việt Nam tụt hạng là do những quy định về tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đã làm giảm mức độ hấp dẫn của thị trường. Theo quy định này, các DN nước ngoài chỉ được mở một điểm bán lẻ, từ điểm thứ hai trở lên phải qua quá trình phê duyệt phức tạp. Nhưng đến năm 2015, rào cản ENT được dỡ bỏ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cái nhìn lạc quan hơn về thị trường bán lẻ Việt Nam và đầu tư nhiều hơn”.
Cũng theo ông Kiên, thông tin này có tác động hai chiều, nhà bán lẻ nước ngoài sẽ cảm thấy nản và ngừng đầu tư, chờ đợi tín hiệu tốt hơn. Nhưng với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì đây sẽ là cơ hội để họ chuẩn bị tiềm lực, tăng tốc nhằm giành thị phần trước khi nhà bán lẻ nước ngoài nhảy vào.
Báo VOV Thứ Ba, 26/06/2012 - 13:29

23 June 2012

Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam

Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.
Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia thường lên giọng nghiêm túc và dùng những danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu chánh trị rồi kèm theo những con số thường là do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy rõ những mục tiêu riêng của mình và phe nhóm. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một quốc gia không khác gì việc điều hành một doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối…), vốn đầu tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay..), chi phí (nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu cần…), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương…), tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa mãn của người dân), mức tăng trưởng v.v…
Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp. Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư thường lưu ý đến 4 yếu tố then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chánh.
Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những “gương và khói” (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm (một hình thức thuế).
Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.
1.      Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh
Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chánh quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần mềm.
Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lãnh vực gì? Lãnh vực đó có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?
2.      Ban quản trị
Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ bao quanh.
Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then chốt khi lâm trận.
Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để diều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất đang diều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao? Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?
3.      Kế hoạch tiếp thị
Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy,” Muốn thống trị thiến hạ thì hãy phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công.Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.
Trong các dịch vụ của chánh phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.
Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chánh phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chánh phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?
4.      Hiệu quả tài chánh
Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng hiệu quả và sinh lợi thương trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment). Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị…có hay giỏi đến đâu, nhà đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (Bull S.) nếu công ty liên tục thua lỗ.
Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chánh phủ là “trong nhiệm kỳ của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?”. Về vật chất, về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái…tôi có nhiều hy vọng và lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các ông bà tự in ra…đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chánh của chúng là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?
Trong 10 dự án đầu tư thì luôn có một vài lỗ lã, nhưng nếu cả 10 đầu tư đều lỗ nặng thì không ai muốn bỏ 1 xu vào quỹ của các ông bà. Trong khi đó, nếu chúng tôi thu lợi được 30-50% mỗi năm, thì chuyện các ông bà ăn bớt 5-10% cũng ổn thôi. Còn nếu chúng tôi đã lỗ 20-30% rồi mà lại còn chi cho các ông bà quản lý thêm 20-30% nữa; không sớm thì muộn, chúng tôi sẽ lăn quay ra chết…vì ngu và điên. Đặt các ông bà xây 1 khúc đường mà giá cao hơn thị trường gấp đôi lại hư hỏng khi chưa sử dụng…thì xử trí sao đây? Ngoài đời, khi bỏ 16 triệu mà mua nhầm một Iphone dỏm từ Trung Quốc thì phải quay lại cửa hàng …đấm vỡ mặt thằng bịp.
Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai…đều có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.
Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
7 June 2012

22 June 2012

Office Tab Enterprise 8.50 + Serial -- Duyệt Office theo Tab

Office Tab Enterprise dễ dàng mở, đọc, chỉnh sửa và quản lý nhiều tài liệu trong một cửa sổ theo thẻ. Office Tab Enterprise làm cho mỗi tài liệu xuất hiện như một tab mới trong một cửa sổ tab, giống như các trình duyệt web IE8, Chrome, và FireFox.

Mỗi tài liệu có thể được truy cập một cách nhanh chóng bằng cách nhấn vào tab. Office Tab Enterprise mang lại giao diện người sử dụng theo thẻ cho Microsoft Office 2010 (Bao gồm Word, Excel, PowerPoint, Project, và Visio). Nói cách khác, ứng dụng này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian.


Homepage: www.extendoffice.com

Download:


Key:
Registered Name: Personal noncommercial use

License: 0197M7-JHJ3KR-G5YT67-084QCN-7D6F84-VKY9DC-YNVMA5-52R861-Z2PC65-H8W2WR




* Bản free mới nhất đây anh em :http://www.extendoffice.com/download...reeEdition.exe

Năng lực tài chính cá nhân của bạn đang ở mức nào?

Home
Chào các bạn, chúng ta sẽ bắt đầu loạt bài về tài chính cá nhân bằng việc trả lời câu hỏi “Năng lực tài chính cá nhân của bạn đang ở mức nào ?”. Trả lời được câu hỏi này là điều thật sự cần thiết đối với những bạn trẻ mới bắt đầu đi làm và những gia đình trẻ. Việc quản lý, kiểm soát tài chính cá nhân đặc biệt là năng lực tài chính sẽ giúp các bạn đạt được những gì mình mong muốn một cách nhanh nhất.
Liệu bạn có thể tự trả lời ngay được câu hỏi trên hay những câu hỏi đại loại như tổng tài sản của bạn hiện nay khoảng bao nhiêu? Mỗi tháng bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Chi tiêu của bạn chủ yếu cho vấn đề gì?… Nếu bạn không trả lời được chúng, bạn rất cần thời gian cho việc thống kê lại tình hình tài chính của mình. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng một buổi tối là có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình. Từ những thông tin đó bạn mới có cơ sở để tính toán tiếp mọi kế hoạch trong cuộc sống. Sau đây là 5 lợi ích bạn sẽ có được khi thực hiện việc kiểm soát năng lực tài chính cá nhân của mình:


1 – Việc này sẽ giúp bạn biết mình đang ở đâu trên con đường quản lý tài chính của mình. Kiểm soát tài chính cá nhân bằng cách ghi lại chi tiêu mỗi ngày, thu nhập hàng tháng, kiểm tra số dư tài khoản, giữ hoá đơn mua hàng là một thói quen tốt với các bạn trẻ. Một điều các bạn cũng biết rằng tất cả người thành đạt đều có thói quen này và chính nó giúp họ thành công trong cuộc sống.

2 – Thống kê, kiểm soát những thông tin thu nhập, chi tiêu sẽ giúp bạn lên những kế hoạch tài chính cụ thể. Kế hoạch đầu tiên là cắt giảm chi tiêu. Khi được kiểm soát, bạn sẽ tránh được tình trạng chi tiêu không kiểm soát, vuợt quá khả năng chi trả, dẫn đến tình trạng nợ cao đặc biệt là thẻ tín dụng (credit card). Credit card là một công cụ vừa rất tốt vừa rất xấu. Một mặt credit card giúp bạn quản lý chi tiêu, ứng trước tiền, thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiệu quả. Nhưng khi không thanh toán được đúng hạn, nợ credit card sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính của bạn vì thường lãi suất sẽ rất cao so với các khoản vay khác và các ngân hàng sẽ tính thêm tiền phí thanh toán trễ. Bạn có thể sẽ phải chịu những hậu quả tài chính thật sự năng nề nếu không kiểm soát chi tiêu bằng credit card.

3 – Việc này còn giúp bạn biết được khả năng tài chính của mình, kiểm soát đựợc lượng tiền nhàn rỗi để có thể đầu tư  đúng cách (chúng ta sẽ nói về vấn đề này ở các phần sau). Bạn sẽ tự thiết kế doanh mục đầu tư phù hợp khả năng của mình. Rất nhiều người không kiểm soát nên để quên những khoản tiền mặt lớn trong ngân hàng mà không đem đầu tư và bỏ lỡ rất nhiều lợi nhuận. Hoặc ngược lại bạn đầu tư vượt quá khả năng của mình, khi thua lỗ ảnh hưởng nặng nề đến tài chính cá nhân cũng như những kế hoạch khác trong cuộc đời.

4 – Quản lý tài chính sẽ giúp bạn có kế hoạch dài hạn cụ thể cho những việc trọng đại như kết hôn, mua nhà, mua xe, hoặc là mua những vật giá trị lớn. Chúng ta biết đuợc khi nào mình có được chúng, làm thế nào có đuợc nó trong thời gian sớm nhất với chi phí hợp lý nhất. Mọi việc sẽ đều trong tầm kiểm soát của bạn.

5 – Cuối cùng, kiểm soát tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tự tin hơn, lạc quan hơn, và thành công trong cuộc sống, công việc hay hoạt động đầu tư kinh doanh mỗi ngày. Khi chúng ta biết mình ở đâu thì chúng ta sẽ mau chóng về đến đích hơn những người khác.

Nhằm để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý này. Chúng tôi có cung cấp 2 công cụ:
_ Bảng cân đối – tài chính cá nhân
_ Bảng  thu chi – tài chính cá nhân
Một số hình ảnh về 2 công cụ này:
bangcandoi_2
bangthuchi_ngaybangthuchi_thang
Hiện nay công cụ dừng ở mức dạng file excel, chúng tôi đang có kế hoạch nâng cấp thành phần mềm chuyên dụng cho các bạn. Bạn có thể đăng kí cho chúng tôi để có thể nhận được 2 công cụ này kèm theo hướng dẫn sử dụng cụ thể qua email.

Tải công cụ quản lý tài chính cá nhân

Nào chúng ta hãy cùng làm một bài kiểm tra toàn diện trước khi bắt tay vào việc nâng cao sức khoẻ tài chính cá nhân.
Chúc các bạn thành công.
Kính chào

Nguon: Kehoachcuocdoi.com

Chuyện nhỏ sau cuộc thâu tóm lớn

Sẽ còn nhiều vụ thâu tóm bất ngờ như vụ thâu tóm Sacombank nếu các cơ quan quản lý vẫn cứ giơ cao đánh khẽ đối với các đối tượng mua chui bán lẻ cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Cơ cấu cổ đông của Sacombank trước khi ông Trần Phát Minh và Công ty Đầu tư Sài Gòn Á Châu giảm tỉ lệ sở hữu
Cuộc thâu tóm ở Sacombank có thể được xem là ly kỳ nhất trong lịch sử M&A Việt Nam khi chứng minh cho giới đầu tư rằng những chuyện tưởng rất vô lý hoàn toàn có thể thành hữu lý. Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) với vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng lại có thể nuốt được con cá lớn Sacombank với hơn 10.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản hơn 160.000 tỉ đồng. Không những thế, con cá bé này còn làm một cuộc “đảo chính”, thay gần như toàn bộ Hội đồng Quản trị Sacombank.
Giới đầu tư còn lâu mới tỏ tường những uẩn khúc đằng sau, nhưng những diễn biến nhỏ trong tuần qua đã phần nào cho thấy một căn nguyên không nhỏ của vụ thâu tóm này.
Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 3 cổ đông của Sacombank là Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty Đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh bị xử phạt hành chính vì đã mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỉ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không báo cáo. Mức phạt cho mỗi tổ chức, cá nhân là 60 triệu đồng. Con số này nói lên điều gì?
Không bình luận về vụ lùm xùm ở Sacombank, Tiến sĩ Alan Phan, doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987, chỉ kể lại bài học xương máu mà theo ông, nó cho thấy sự khác biệt quá lớn giữa cách quản lý thị trường chứng khoán ở hai nơi.
Năm 2000, Tập đoàn Harcourt của Alan Phan bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đâm đơn kiện do phát hành cổ phiếu sai mục đích. Harcourt đã phát hành 1 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1 triệu USD dưới hình thức cổ phiếu cho nhân viên tư vấn, tức là loại cổ phiếu hạn chế giao dịch. Tuy nhiên, số cổ phiếu này sau đó lại được bán ra như cổ phiếu phổ thông dành cho nhà đầu tư. Cá nhân ông Alan Phan, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, cũng có nguy cơ bị lệnh cấm không được ngồi vào ban quản trị của bất kỳ công ty đại chúng nào trong vòng 10 năm, nếu thua kiện.
Sau 7 năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, cuối cùng ông và Harcourt đã thắng vì SEC không đưa ra được căn cứ xác thực. Tuy nhiên, để có được sự trong sạch, tổng chi phí Harcourt bỏ ra lên tới 3 triệu USD. Ngược lại, phía SEC cho biết họ cũng tốn số tiền tương đương để trả chi phí cho nhân viên công vụ, hành chính và các thủ tục liên quan. Như vậy, tổng cộng SEC và Harcourt tốn đến 6 triệu USD để xử lý một vi phạm chỉ 1 triệu USD.
SEC cũng phân chia cấp độ xử lý rất rõ ràng đối với từng mức vi phạm khác nhau. Nếu số tiền vi phạm tương đương 1% tổng giá trị vốn hóa của một cổ phiếu, SEC sẽ tự thành lập ủy ban điều tra và đích thân xử lý. Nhưng nếu trị giá hơn 5%, ủy ban này sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt không thuộc SEC mà thuộc cấp cao hơn để xử lý. Khi đó, phạm vi của vụ việc đã không còn là chuyện riêng của sàn chứng khoán.
Điều đáng nói là vào thời điểm đó, tập đoàn đa ngành chuyên sản xuất bút viết, thiết bị môi trường, truyền thông và dịch vụ tài chính Harcourt có thị giá gần 700 triệu USD, nghĩa là số tiền vi phạm tương đương chưa tới 0,15% giá trị vốn hóa của cổ phiếu.
So với câu chuyện của Sacombank thì thế nào? Sài Gòn Á Châu đã mua 21,9 triệu cổ phiếu trong ngày 1.3.2012 mà không báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Với mức giá STB vào phiên này là 22.000 đồng, số tiền Công ty vi phạm là 484 tỉ đồng. Tương tự, với hơn 42 triệu cổ phiếu mua ngày 9.1, số tiền Sài Gòn Exim vi phạm là 705 tỉ đồng. Và với hơn 1,5 triệu cổ phiếu được mua trong ngày 24.2, số tiền ông Trần Phát Minh, từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Southern Bank, vi phạm khoảng 30 tỉ đồng.
Nếu tính theo thị giá ngày 15.6.2012, mức vốn hóa thị trường của Sacombank vào khoảng 21.700 tỉ đồng. Như vậy, mức vi phạm lần lượt là 3% vốn hóa đối với Sài Gòn Exim, 2% đối với Sài Gòn Á Châu và 0,14% đối với ông Minh. Còn nếu tính tổng cộng thì mức vi phạm là 1.219 tỉ đồng, lên đến gần 6% vốn hóa của Sacombank.
Dù số tiền vi phạm khác nhau, họ đều chịu chung một mức phạt hành chính 60 triệu đồng! Thú vị hơn nữa, ngoài số tiền phạt, không thấy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo thêm gì về quá trình điều tra vụ việc, trong khi khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt kéo dài đến gần 5 tháng. Chỉ có đại diện 1 trong 2 tổ chức vi phạm nói trên giải thích lý do không báo cáo với Ủy ban, đó là do sơ suất trong việc cập nhật thông tin về số cổ phiếu STB, dẫn đến tính nhầm tỉ lệ sở hữu. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng cả 2 tổ chức này đều là công ty đầu tư tài chính, những đơn vị giữ tiền của cổ đông và mang đi đầu tư!
Trong khi đó, với câu chuyện của Harcourt, theo yêu cầu của SEC, tập đoàn này đã phải thuê cả một xe container loại 40 feet chở toàn bộ giấy tờ, tài liệu của Công ty đến văn phòng SEC để cơ quan này điều tra, xem xét. Ngay cả các loại giấy tờ cá nhân của ông Alan Phan và gia đình cũng được SEC chiếu cố tới.
Sau quyết định xử phạt, ngay trong tuần qua lại có thông tin ông Trần Phát Minh và Sài Gòn Á Châu đã giảm tỉ lệ nắm giữ tại Sacombank xuống dưới 5% và lại không báo cáo. Rõ ràng, khi chuyện mua chui bán lén cổ phiếu chỉ chịu một mức phạt tượng trưng, các ông chủ công ty niêm yết hoàn toàn có lý do để sợ bị thâu tóm một cách bất ngờ.  
Tác giả: Bảo Trâm     NCĐT 18/06/2012

21 June 2012

Miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 đến hết năm 2012

(TNO) Chiều 21.6, Quốc hội (QH) đã thông qua nghị quyết về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

QH đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1.7.2012 đến hết ngày 31.12.2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế ở bậc 1.
Theo đó, cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (có thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, chiếm khoảng 73% số người đang nộp thuế hiện nay) sẽ được miễn trong vòng 6 tháng cuối năm. Nếu có người phụ thuộc, ngưỡng chịu thuế cũng sẽ tính thêm phần giảm trừ gia cảnh.
Ngoài ra, QH đồng ý giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) phải nộp năm 2012 đối với: DN nhỏ và vừa (không bao gồm DN nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, DN được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty); DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
Miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập DN năm 2012 đối với: hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ - phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân - với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ - phòng trọ, giá chăm sóc trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
Cũng trong chiều nay, QH thông qua Nghị quyết của phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2010.
Theo đó: tổng số thu cân đối NSNN là 777.283 tỉ đồng; tổng số chi cân đối NSNN là 850.874 tỉ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011; bội chi 109.191 tỉ đồng, bằng 5,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư của ngân sách địa phương.
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: vay trong nước 68.967 tỉ đồng và vay ngoài nước 40.224 tỉ đồng.
Anh Vũ

18 June 2012

Apple dẫn đầu 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Đây là lần thứ hai liên tiếp Apple ở vị trí quán quân với mức tăng trưởng 19% về giá trị và hiện đáng giá 182,9 tỷ đôla.

Đánh giá này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu thường niên BrandZ Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu do Công ty Millward Brown thuộc tập đoàn WPP vừa công bố.
Kế tiếp Apple, với sự gia tăng 15% về giá trị thương hiệu và đạt 115,9 tỷ đôla, IBM vượt lên vị trí số 2 và đẩy Google xuống hàng thứ 3 trong bảng xếp hạng với giá trị 107,8 tỷ USD.
Xếp hạng 2011 Thay đối thứ bậc Xếp hạng 2012 Hạng mục Thương hiệu Giá trị thương hiệu 2012 (triệu đôla)
1 0 1 Công nghệ Apple 182.951
3 1 2 Công nghệ IBM 115.985
2 -1 3 Công nghệ Google 107.857
4 0 4 Thức ăn nhanh McDonald's 95.188
5 0 5 Công nghệ Microsoft 76.651
6 0 6 Nước giải khát Coca-Cola 74.286
8 1 7 Thuốc lá Marlboro 73.612
7 -1 8 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông AT&T 68.870
13 4 9 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Verizon 49.151
9 -1 10 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông China Mobile 47.041
Mạng xã hội 8 năm tuổi Facebook trước đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), cũng đã tăng trưởng 74% về giá trị thương hiệu và là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng. Facebook đã tăng từ hạng 35 lên 19 với giá trị thương hiệu đạt 33,2 tỷ đôla. Thương hiệu các công ty viễn thông cùng có tên trong top 10 là AT&T và Verizon.
Đây là năm thứ 7 liên tiếp BrandZ nghiên cứu, xác định và xếp hạng các thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo giá trị tính bằng đôla dựa trên phân tích về dữ liệu tài chính, chiến lược thị trường thông minh và đánh giá của khách hàng về giá trị thương hiệu.
Từ năm 2006 đến 2012, tổng giá trị của các thương hiệu trong Top 100 đã tăng 66% và đạt 2.400 tỷ đôla. "Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thế giới”, Eileen Campbell, Giám đốc điều hành toàn cầu của công ty nghiên cứu thương hiệu Millward Brown chia sẻ.
Ông David Roth đại diện của WPP - Tập đoàn dịch vụ truyền thông lớn nhất thế giới cho rằng, năm nay, những doanh nghiệp phát triển mạnh là những đơn vị sử dụng đòn bẩy công nghệ, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng hoặc tăng cường quản lý thương hiệu.
Theo ông, Apple vẫn tiếp tục đổi mới và duy trì thương hiệu ‘cao cấp” của mình. Tuy nhiên, trong tương lai, ngôi vị này sẽ là cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung. Với giá trị hiện tại 14,1 tỷ đôla, một phần là nhờ vào thành công của dòng sản phẩm di động cầm tay Galaxy, Samsung nhanh chóng vượt mặt Apple tại một số thị trường đáng kể bằng cách tự định vị như một lựa chọn sành điệu và giá cả hợp lý để thay thế cho iPhone.
Bảng xếp hạng BrandZ Top 100 các thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất đã bước vào năm thứ 7. Đây là nghiên cứu duy nhất kết hợp những đánh giá về giá trị thương hiệu dựa trên những cuộc phỏng vấn với hơn 2 triệu người tiêu dùng về hàng ngàn các thương hiệu và tiêu dùng trên toàn thế giới.
Với một phân tích kỹ lưỡng năng lực kinh doanh và tài chính của mỗi công ty (sử dụng dữ liệu từ Bloomberg và Kantar Worldpanel) để đo lường những giá trị mà mỗi thương hiệu đóng góp trong việc thúc đẩy doanh thu và khai thác cơ hội thị trường.
Bảng xếp hạng đã tính đến những thay đổi của mỗi khu vực vì dù là các thương hiệu toàn cầu, việc đánh giá những đóng góp của thương hiệu có thể khác nhau lớn tại các quốc gia.

Theo VnExpress
Chủ Nhật, 17/06/2012 - 09:30

Bí mật chuyện đổi tiền của một quốc gia

Hy Lạp đang đứng trước khả năng rời bỏ đồng euro. Tuy nhiên, chuyện đổi tiền ở quốc gia Nam Âu này, cũng như trên toàn thế giới, không đơn giản là việc người dân mang tiền cũ ra ngân hàng để đổi sang tiền mới.

Triển vọng về việc Hy Lạp từ bỏ đồng euro đang ngày một rõ ràng và rất có thể sẽ được khẳng định sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tại nước này. Trong trường hợp đó, việc người Hy Lạp phải đi tìm đồng tiền mới cho mình gần như là điều chắc chắn, bởi ý tưởng quay lại với đồng drachma (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp trước khi giai nhập eurozone) không được nhiều người ủng hộ.
Người có thể giúp chính phủ mới của Hy Lạp khi đổi tiền có lẽ sẽ là Warren Coats – chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với hơn 20 năm kinh nghiệm giúp nhiều quốc gia như Kyrgyzstan. Kazakhstan, Iraq, Afghanistan hay Nam Sudan “khai sinh” các đồng tiền. Trao đổi với BBC, chuyên gia này cho biết quy trình thông thường bao gồm 3 bước.
Thiết kế và in ấn
“Quyết định chân dung của ai, hình ảnh nào sẽ có mặt trên đồng tiền quốc gia tưởng như là điều dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi nó mang lại không ít rắc rối về chính trị”, Warren Coats chia sẻ. Bosnia-Hercegovina là một trong những ví dụ điển hình cho mâu thuẫn này.
Thiết kế và in ấn chỉ là khởi đầu cho toàn bộ quá trình.
Thiết kế và in ấn chỉ là khởi đầu cho toàn bộ quá trình khai sinh đồng tiền mới. Ảnh: Xinhua
Sau khi giành được độc lập vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, quốc gia Nam Âu phải tái thiết nhiều thứ trong đó có đồng tiền của riêng mình. Tuy nhiên, 3 nhóm sắc tộc là người Bosniak, Croat và Serb không thể tìm được tiếng nói chung trong việc lựa chọn hình ảnh ai sẽ xuất hiện trên đồng tiền, cho dù các gợi ý được đưa ra chỉ bao gồm những nhà văn hay nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử.
“Họ thường xuyên rơi vào tình trạng có 2 nhóm đồng ý, nhưng nhóm còn lại phản đối. Chuyện này kéo dài suốt nhiều tháng và cuối cùng chẳng đi đến một thỏa thuận nào cả”, chuyên gia của IMF kể lại. Cuối cùng, chính một đại diện được IMF chỉ định vào vị trí Thống đốc Ngân hàng trung ương tạm quyền tài nước này – ông Peter Nicholl (người New Zealand) phải nhận trách nhiệm chọn nhân vật được in trên tiền.
Với trường hợp của Hy Lạp hiện nay, Warren Coats cho rằng lựa chọn hình ảnh đại diện không đến nỗi phức tạp như vậy, nhưng chọn mệnh giá, giá trị cho đồng tiền lại là chuyện tương đối “đau đầu”. Thông thường các chuyên gia cho biết mệnh giá đồng tiền xu lớn nhất thường tương đương khoảng 2% thu nhập trung bình ngày của người dân. Và giá trị tờ bạc nhỏ nhất bằng khoảng 5% mức này.
Chi phí in tiền cho Hy Lạp khoảng 50 - 60 triệu USD. Ảnh: AFP
Chi phí in tiền cho Hy Lạp khoảng 50 - 60 triệu USD. Ảnh: AFP
Một khi mẫu và các mệnh giá đã được chọn, công việc in ấn thường được tiến hành. Nhưng trên thế giới chỉ có một vài hãng có thể đáp ứng nhu cầu phát hành tiền mới cho một quốc gia. Không phải lúc nào các doanh nghiệp này cũng “rảnh”, và trong trường hợp họ chưa thể đáp ứng tại thời điểm yêu cầu, các Chính phủ cũng phải chấp nhận đợi. Với một nước có quy mô dân số và kinh tế như Hy Lạp, chi phí in ấn dự kiến khoảng 50 - 60 triệu USD cho một lần phát hành tiền.
Do vậy, các nhà phân tích cho rằng cho dù quyết định được đưa ra, Hy Lạp cũng không thể khai sinh đồng tiền mới của mình trong năm nay. “Nếu muốn phát hành trong năm 2012, việc in ấn có lẽ đã phải bắt đầu từ lúc này. Tuy nhiên, hiện chẳng có dấu hiệu nào cho thấy điều này”, Paul Jones chuyên gia của Panmure Capital nhận định.
Chuẩn bị chuyển đổi đồng tiền
Làm ra đồng tiền mới chỉ là khởi đầu cho quá trình chuyển đổi. Giới chức Hy Lạp sẽ phải rất vất vả trong việc đưa đồng tiền mới vào vận hành trơn tru trong hệ thống tài chính. Khó khăn lớn là việc không phải người Hy Lạp nào cũng muốn chuyển sang sử dụng đồng tiền mới. Do vây, Chính phủ sẽ phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn một lượng lớn đồng euro đọng lại (do người dân không chuyển đổi) hoặc được mang ra nước ngoài.
Đây sẽ là một quá trình lâu dài, tốn kém với những chiến dịch truyền thông quy mô, giúp người Hy Lạp hiểu được chính xác đồng tiền mới sẽ hoạt động ra sao. Đó cũng là vấn đề thời gian khi các ngân hàng và doanh nghiệp cần phải hoàn tất việc chấp nhận đồng tiền mới trong hệ thống thanh toán cũng như sẵn sàng lượng tiền mặt tại ngày phát hành.
Các vấn đề pháp lý
Nhiều người Hy Lạp không muốn có đồng tiền mới. Ảnh:
Nhiều người Hy Lạp không muốn có đồng tiền mới. Ảnh: Telegraph
Tờ bạc hay đồng xu thực chất chỉ là một mẩu giấy hay kim loại nhỏ nếu không được quy định bằng pháp luật. Do vây, giới chức Hy Lạp sẽ phải soạn lại luật, thông qua nó ở Quốc hội. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ phải thận trọng hơn trong các bản hợp đồng, rà soát lại những thỏa thuận cũ để biết liệu những quy định về đồng tiền cũ có cần phải thay đổi.
Những yếu tố này sẽ khiến quá trình chuyển đổi tiền tệ ở Hy Lạp cũng như bất cứ quốc gia nào trở nên lâu dài và tốn kém. Tuy vậy, theo chuyên gia Warren Coats, vấn đề chủ yếu vẫn nằm ở lòng tin: “Nhiều người Hy Lạp thực tế không muốn sử dụng đồng tiền mới chẳng qua vì họ không tin vào việc Chính phủ và Ngân hàng trung ương có thể quản lý nó tốt hơn so với đồng euro”, ông này nhận định.
Gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2001, Hy Lạp đã thu được nhiều lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, việc gia tăng mạnh đầu tư công, đặc biệt cho Olympic 2004 đã khiến nước này lâm vào cảnh nợ nần. Tình trạng tài chính của Athens càng trầm trọng hơn trong những năm gần đây do tác động của khủng hoảng kinh tế, khiến nước này gần như đã phát sản. Hy Lạp nhận được cam kết hỗ trợ từ các nước châu Âu và quốc tế nhưng phải đổi lại bằng những chính sách kinh tế ngặt nghèo.
Điều này đã làm dấy lên làn sóng đòi tách khỏi eurozone tại Hy Lạp và quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra sau cuộc bầu cử ngày 17/6. Trước khi sử dụng đồng euro năm 2001, đơn vị tiền tệ của Hy Lạp là đồng drachma (một euro đổi được 340,7 drachma tại thời điểm đó). Đồng tiền này đã được sử dụng tại Hy Lạp kể từ năm 1832.
Nhật Minh

16 June 2012

Đinh Khắc Tuấn: Từ giám đốc đi xe đạp đến doanh thu tiền tỷ


Dù doanh thu tầm 800 triệu đồng/tháng nhưng với Đinh Khắc Tuấn – Giám đốc Công ty Dịch thuật Chuyên nghiệp CNN, việc trở thành người đi tiên phong trong ngành mới thực sự quan trọng.

29 tuổi, điều hành doanh nghiệp tương đối quy mô, chủ nhiệm một vài câu lạc bộ, chưa kể thời gian cho lớp học ngoại ngữ, tập yoga, khiêu vũ, luyện thanh,… tôi cứ ngỡ gặp được Tuấn sẽ chẳng dễ dàng gì. Nhưng chỉ sau một cuộc điện thoại, hai giờ sau tôi đã có mặt tại văn phòng công ty CNN với sự đón tiếp thân tình từ anh.

Năng động, thông minh, cởi mở là ấn tượng đầu tiên với bất cứ ai tiếp xúc với Đinh Khắc Tuấn.
Thấy anh lúc nào cũng rạng rỡ như chính biệt danh “Nụ cười tỏa sáng” mà bạn bè thường gọi, nhiều người cùng chung thắc mắc với tôi: “Hình như chưa bao giờ thấy anh buồn bã?”, “Vì sao anh luôn duy trì được trạng thái hưng phấn?”, “Anh lấy năng lượng từ đâu?”, Tuấn vui vẻ nói: “Có lúc buồn chứ. Tâm trạng con người giống như biểu đồ hình sin, lên xuống là chuyện bình thường. Nhưng khi tâm trạng trồi xuống, nếu tích cực tham gia các hoạt động, bạn sẽ thay đổi trạng thái nhanh hơn”. Anh tiết lộ: “Mình tập yoga 3 buổi/tuần, dancing vào tối Chủ nhật, lịch kín thế làm sao tinh thần sụt giảm được!? Mình nghĩ khi gặp những người có năng lượng tốt, họ sẽ truyền cảm hứng cho mình. Điều quan trọng, mình đã nghĩ khác. Bạn hình dung, khi một con người đã có một mục tiêu lớn và xác định rõ đường đi nước bước, biết rõ cuộc đời mình sẽ thế nào, tại sao bạn phải buồn?”
Quả thật, đối diện với Đinh Khắc Tuấn, chàng trai làm giám đốc khi mới 22 tuổi này, người đối diện cũng trở nên phấn chấn hơn bởi nguồn năng lượng được truyền sang từ anh. Ở bài viết này, tôi muốn giới thiệu tới độc giả chân dung con người mang trong mình nhiều hoài bão và nghị lực đó.
Những phi vụ kinh doanh đình đám
Là con út trong gia đình có 7 người con ở Hải Phòng, bố là giáo viên dạy toán, mẹ buôn bán ngoài chợ, Đinh Khắc Tuấn sớm bộc lộ khả năng kinh doanh của mình. Anh kể: “Còn nhớ lúc 4 tuổi mình đã mang thúng mẹt ra trước cửa ngồi bán bánh kẹo”. Nhưng chỉ khi bước vào năm thứ nhất Khoa tiếng Trung thuộc trường Đại học Ngoại Ngữ quận Thanh Xuân, Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội), khả năng kinh doanh của anh mới bộc lộ rõ nét. 
Photo tạp chí nước ngoài mang bán
Năm 2001, internet chưa phổ biến như bây giờ, thậm chí còn rất ít người có máy tính. Ngoài những giờ trên giảng đường, sinh viên thường lên thư viện đọc sách hoặc truyền tay nhau những tờ báo in. Cầm trên tay cuốn tạp chí Trung Quốc, Tuấn và một người bạn bèn nảy ra ý tưởng sao thành nhiều bản mang bán cho các bạn. Giá bán của mỗi cuốn tạp chí photo là 10.000 đồng, trong khi giá photo tầm 2.000 đồng, đôi bạn vẫn còn những 8.000 đồng bỏ túi. Tuấn cho biết dịp đó anh cũng bán được tầm vài trăm cuốn.
"Buôn earphone cũng là một cái duyên"
Năm thứ hai, mặc dù rất bận rộn với việc học (Tuấn học hai ngành cùng một lúc là phiên dịch tiếng Trung và quản trị kinh doanh), nhưng hễ có cơ hội là anh lại tổ chức những phi vụ ngay trong trường. "Buôn earphone cũng là một cái duyên", Tuấn cho biết. Một lần, khi lang thang ở Chợ Sắt (Hải Phòng), Tuấn nhìn thấy những chiếc earphone second-hand của Nhật nhỏ gọn, dây mảnh nhưng dai, khi nằm ngủ vẫn có thể cho vào tai nghe nhạc, rất tiện dụng nên mua về dùng thử. 
Thấy hàng tốt, bền mà giá thành lại phải chăng nên bạn bè nhờ Tuấn mua hộ. Lần thứ nhất về quê Tuấn mua vài chục cái mọi người đều lấy hết. Lần thứ hai, Tuấn mua cả trăm cái bán vẫn chạy. Tuấn bắt đầu làm phép tính: mỗi phòng ký túc xá có 10 người, 1 dãy 10 phòng có 100 sinh viên nhân với 4 tầng đã có 400 người. Khu ký túc xá bên cạnh cũng có khoảng 500 sinh viên nữa, vị chi khách hàng tiềm năng có khoảng gần 1000 người. Thấy đây là một cơ  hội tốt, Tuấn bỏ ra mấy triệu đồng mua vài trăm chiếc earphone về bán cho toàn bộ sinh viên trong khu ký túc xá. 
Không dừng lại ở đây, Tuấn còn mang earphone bán cho sinh viên khoa tiếng Trung và khoa Quản trị Kinh doanh, rồi bán cho toàn bộ sinh viên các khoa tiếng Nga, Nhật, Hàn trong trường Đại học Hà Nội. Mỗi chiếc earphone giá 15.000 đồng được bán với giá 30.000 đồng, Tuấn vẫn lãi 15.000 đồng. Tất nhiên, Tuấn cũng xây dựng hệ thống phân phối khá bài bản và có chế độ hoa hồng rõ ràng cho những bạn muốn làm “đại lý”. Sau khi chiết khấu cho các “đại lý”, “phi vụ” này giúp Tuấn thu về 7-8 triệu đồng, một con số không nhỏ so với mức chi tiêu 400.000-500.000 đồng/tháng của các bạn sinh viên thời bấy giờ.
Kinh doanh từ điển tiếng Trung
Thấy Tuấn tổ chức buôn bán bài bản, năm thứ ba, một người bạn rủ anh kinh doanh từ điển tiếng Trung, ăn chia lợi nhuận. Với giá nhập khoảng 120.000 đồng/cuốn, Tuấn bán với giá 200.000 đồng, số tiền lãi kiếm được khiến anh tiêu xài khá “rủng rỉnh”.
Hình thức PR rất đơn giản. Biết trước được nhu cầu của các bạn sinh viên cần sử dụng từ điển, Tuấn đến gặp lớp trưởng các lớp giới thiệu về cuốn từ điển, rồi bảo họ đăng ký, nộp tiền trước hoặc đặt cọc. Đối với mỗi lớp trưởng Tuấn tặng luôn một cuốn hoặc bán giảm giá. Họ chủ động đứng ra thu tiền, còn Tuấn chỉ việc đến giao hàng và nhận tiền về. 
Những phi vụ làm ăn nổi tiếng một thời thực sự là chiếc bàn đạp giúp ích Tuấn xây dựng công ty về sau này.
Trở thành giám đốc đi... xe đạp
Ra trường tháng 6/2005, ngày 19/8 Đinh Khắc Tuấn nhận được giấy phép thành lập Công ty Dịch thuật Chuyên nghiệp CNN. Tôi mạnh dạn hỏi: “Vì sao anh dám mở công ty trong khi chưa có kinh nghiệm điều hành?”, anh hồn nhiên: “Làm gì có kinh nghiệm. Lúc đó mình nghĩ đơn giản lắm. Tuy nhiên, có hai điều thôi thúc mình: Thứ nhất, khi cộng tác cho một công ty dịch thuật, thấy mô hình của họ rất đơn giản và mình nghĩ người ta làm được mình cũng làm được, thậm chí có thể làm tốt hơn. Thứ hai, thời điểm tốt nghiệp khoa tiếng Trung mình vẫn đang học quản trị kinh doanh năm thứ hai. Mình nghĩ nếu đi làm thêm cũng mất nhiều thời gian. Mình mở công ty để vừa học, vừa làm và thực hành luôn những gì đã học”.
Với số tiền vỏn vẹn 15 triệu đồng vay của một người bạn bên Đài Loan cộng với 15 triệu đồng bạn cùng làm góp vốn. Tuấn thuê văn phòng hết 2 triệu (trả tiền nhà 3 tháng một lần), mua 2 dàn máy vi tính, bàn ghế cũng suýt soát 30 triệu. Thành thử, lúc ra trường, làm giám đốc nhưng Tuấn vẫn tiếp tục gắn bó với chiếc xe đạp. “Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư mình toàn đi học bằng xe đạp. Lúc ra trường mở công ty, vẫn đi xe đạp thôi. Làm được một năm anh trai đi Pháp về chơi mới mua tặng chiếc xe máy”, Tuấn vui vẻ kể.
Dù là người duy nhất, lại là giám đốc đi xe đạp ở công ty, song CNN vẫn hoạt động khá chuyên nghiệp với 4 nhân viên dịch thuật, phòng ốc làm việc khang trang. Nhìn chung, công việc làm ăn của Tuấn cũng tương đối đông khách do ông chủ đã chú trọng đến việc tiếp thị dịch vụ trên Báo Rao Vặt, 1080, đặt biển quảng cáo ở những nơi có nhu cầu cao như đầu cổng trường ngoại ngữ,…
Nếu như trước đây, CNN chỉ có nhân viên dịch và giao bài, thì giờ đây các công việc đã được phân định rõ ràng. So với doanh thu những năm đầu khởi nghiệp vào khoảng hơn 100 triệu/tháng, đến nay doanh thu trung bình của CNN đã lên đến 800 triệu đồng/tháng. Kết quả đó không thể không nhắc tới tinh thần ham học và khả năng đào tạo, “truyền lửa” cho nhân viên của Tuấn. Quá trình vừa học, vừa làm việc, vừa trải nghiệm đó kéo dài khoảng 3-4 năm. Có năm, anh chi tới 250 triệu đồng cho các khóa học ở trong và ngoài nước. “Đến giờ Tuấn vẫn tiếp tục học nhưng sẽ học có chọn lọc hơn: học những gì mình thực sự cần thiết và ứng dụng được vào công việc”, anh cho biết.
Quyết tâm vươn ra ra biển lớn
Cái tên Đinh Khắc Tuấn đã trở nên khá nổi trong giới doanh nhân, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp. Anh Tuấn thường xuyên tham gia vào các diễn đàn và nhiệt tình tư vấn cho những người trẻ còn lúng túng khởi sự kinh doanh. Gần đây, Tuấn cũng xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình như Đường đến thành công, Đường đến thành Rome, chia sẻ câu chuyện lập thân của mình. Với triết lý sống “Give and gain” (cho và nhận), năm 2010, Tuấn và một số người bạn sau khi đi học nước ngoài trở về đã thành lập ra CLB Millionaire House (Ngôi nhà triệu phú) với mong muốn trở thành cộng đồng triệu phú đôla có tẩm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và thế giới. Cũng từ chính ngôi nhà này, trên cương vị Chủ tịch, Tuấn đã chia sẻ cũng như thu lượm được nhiều điều bổ ích. Không xác định kiếm tiền từ CLB, nhưng cũng từ chính những mối quan hệ đó lại giúp anh nảy ra nhiều ý tưởng mới, ra tiền.
Anh Tuấn chụp chung với Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu tại một buổi chia sẻ sách của CLB.
Trước tình hình khó khăn chung như hiện nay, công việc kinh doanh của CNN không những co hẹp mà còn nở rộng. Tuấn phấn khởi: “Năm nay mình kinh doanh được hơn năm ngoái”. Về chiến lược chống khủng hoảng của mình, Tuấn chia sẻ: “Mình cơ cấu lại doanh nghiệp một chút sẽ nhìn thấy sự thay đổi. Thứ nhất, CNN giảm bớt nhân sự thừa, giữ lại những nhân sự cốt lõi. Thứ hai, mình đầu tư thêm cho marketing, mở rộng sản phẩm”.
Nói đến mở rộng sản phẩm, Tuấn tiết lộ vừa ký một hợp đồng thu âm lồng tiếng cho Vietnam Airlines. Hãng này sản xuất phim và thuê CNN thu âm lồng tiếng 8 ngôn ngữ khác nhau để quảng bá trên toàn cầu. “Thế giới là outsourcing (thuê lại nhân sự, công nghệ của nhau) mà, quan trọng mình phải chắc chắn về chất lượng dịch vụ và đứng ra đảm bảo với khách hàng là mình có thể làm được”.
Một điểm đặc biệt nữa là Tuấn luôn nhìn đối thủ của mình là những doanh nghiệp thuộc top 10 của thế giới. Tất nhiên, đó không phải là thái độ khinh suất đối thủ, mà Tuấn chỉ đặt cho mình những nấc thang cao hơn để có chiến lược dài hơi phấn đấu. Mục tiêu của Tuấn trong những năm tiếp theo là đưa CNN trở thành công ty toàn cầu, nhằm kiếm tiền không chỉ ở Việt Nam mà từ các nước khác trên thế giới. “Khi đi đầu trong lĩnh vực này, CNN sẽ là cầu nối ngôn ngữ để có điều kiện tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước”, anh nói thêm. 
Hiện Tuấn đang kêu gọi các nước thành lập Hiệp hội Dịch thuật châu Á. Hiện nay đã có Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Lào, Malaysia, Indonesia, Campuchia đồng ý tham gia. Tuấn là người phụ trách mảng marketing cho hiệp hội. Anh cho biết: "Sau này, khi có một vị trí nào đó trong hội, mình sẽ có cơ hội để phát triển, giao lưu với các nước. Lúc đó mục tiêu vươn ra thế giới, đưa CNN trở thành doanh nghiệp toàn cầu sẽ sớm hoàn thành".
Theo TTVN

Hyundai: Đại gia đổi đời, quốc gia đổi vận


(DĐDN) Hyundai là một trong những bằng chứng điển hình nhất về khả năng đóng vai trò và phô trương ảnh hưởng của thương hiệu trên chính trường.
 
Trong thế giới thương hiệu, Hyundai không chỉ là một trong những thương hiệu sáng giá và danh giá nhất của Hàn Quốc, không chỉ rất thành công trên thương trường, mà còn đóng vai trò rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc kể từ khi lập quốc. Lịch sử thương hiệu này là quá trình đi từ không đến có và là cuộc đời của một con người với ý chí bền bỉ và quyết tâm sắt đá vì khát vọng đổi đời.
Ý chí quyết định tất cả
Câu chuyện về thương hiệu Hyundai trước hết là câu chuyện về người sáng lập ra nó, Chung Ju-yung. Ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân nghèo và đông con ở tỉnh Kangwon (thuộc Triều Tiên ngày nay). Ngay từ thủa bé, Chung Ju-yung đã mơ ước về sau trở thành thày giáo. Nhưng thời ấy, ở vùng nông thôn nghèo ấy và với gia cảnh bần hàn, việc được học hành đến nơi đến chốn để thực hiện khát vọng kia là chuyện quá xa xỉ và không hiện thực đối với cậu bé. Cậu chỉ được ngồi học ké trong lớp học của ông nội mỗi khi không phải làm việc đồng áng trên khu đất của gia đình. Những lần tới thành phố bán củi và những gì đã đọc, đã nghe được về cuộc sống nơi kinh kỳ đã đưa chàng thanh niên này đến với nhận thức, muốn thoát khỏi cái nghèo túng thì phải đi làm và dựng nghiệp ở nơi đô thành. Ba lần trốn bố mẹ bỏ quê lên thành thị kiếm việc làm đều bị người cha tìm ra và bắt về nhà. Năm 1933, Chung lần thứ tư bỏ nhà ra đi, đến Seoul làm công nhân bốc vác ở cảng Incheon, rồi làm thợ xây dựng, sau đó làm công nhân trong một xí nghiệp sản xuất đồ uống.
Bước ngoặt lớn thứ hai đối với Chung sau quyết định bỏ quê hương và gia đình là chuyển sang làm việc cho cửa hàng bán gạo Bokheung ở Seoul. Chung nhận ra công việc ở đây là cơ hội làm giàu và thăng tiến. Chung làm vừa lòng khách hàng đến mức ông chủ không thể không để ý. Chỉ sau sáu tháng, Chung đã được ông chủ tín nhiệm giao cho phụ trách toàn bộ công việc kế toán tài chính của cửa hàng. Những kiến thức và kinh nghiệm có được từ công việc này có tầm quan trọng quyết định tới hiệu quả quản lý và điều hành tập đoàn Hyundai sau này. Năm 1937, người chủ cửa hàng bị ốm và giao cửa hàng cho Chung, khi đó mới 22 tuổi. Chung đổi tên cửa hàng thành cửa hàng gạo Kyungil. Công chuyện kinh doanh đang rất thuận lợi thì năm 1939, phát xít Nhật cấm người Triều Tiên kinh doanh gạo. Chung phải trở về quê, nhưng năm 1940, lại tới Seoul thành lập một xưởng sửa chữa ô tô. Trong vòng có 3 năm, xưởng của Chung phát triển thành một xưởng lớn và đem lại lợi nhuận lớn cho ông. Năm 1943, chính quyền Nhật chiếm đóng buộc xưởng của Chung phải sát nhập với một nhà máy luyện thép để phục vụ cho chiến tranh. Chung lại bị buộc phải về quê. Chỉ sau khi Triều Tiên được giải phóng, cơ hội kinh doanh lập nghiệp thật sự mới đến với Chung.
Năm 1947, Chung thành lập công ty Hyundai và Hyundai Civil Industries. Chung nhận ra, sau chiến tranh, nhu cầu về tái thiết và công nghiệp hoá rất lớn và đó là cơ hội kinh doanh thuận lợi có một không hai. Công ty của Chung nhận được những đơn đặt hàng và trúng thầu - mà thực chất là chỉ định thầu - nhiều dự án lớn ở Hàn Quốc, đặc biệt về cơ sở hạ tầng giao thông, rồi cả những dự án xây dựng của quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Hyundai của Chung dần trở thành Chaebol lớn nhất ở Hàn Quốc, và phải rất lâu sau đó mới bị Samsung đẩy xuống vị trí thấp hơn.
Phép cộng tạo cơ đồ
Hyundai kết hợp ý chí đặc thù của Hàn Quốc với tính chính xác của Nhật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của Mỹ trong mọi công đoạn
Thất bại không nản chí, kiên định thực hiện khát vọng đổi đời và tận dụng mọi cơ hội là những thành tố ban đầu được Chung khắc ấn vào thương hiệu Hyundai. Hyundai trong tiếng Hàn có nghĩa như Hiện đại hay mới mẻ. Cái tên thương hiệu được Chung lựa chọn làm ý chính cho cả tôn chỉ mục đích lẫn triết lý kinh doanh. Thương hiệu biểu tượng cho cái mới, như thể hàm ý đi tắt, đón đầu chiều hướng phát triển của đất nước và tâm lý của khách hàng. Lô gô của thương hiệu gồm chữ cái H để trong vòng ôval. Vòng ôval tượng trưng cho quả địa cầu, có nghĩa phạm vi hoạt động của Hyundai là toàn thế giới. Chữ cái H vừa là chữ cái đầu của tên thương hiệu, vừa là hình ảnh về hai con người tay trong tay, một người là nhà sản xuất, còn người kia là khách hàng, cả hai song hành và đồng hành. Tập đoàn Hyundai ngày nay được phân chia thành nhiều tập đoàn khác nhau, độc lập với nhau và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Nhưng mảng ô tô đã đóng góp quyết định nhất vào thành công và danh giá của thương hiệu này. Hyundai Motors Corporation mãi về sau mới thành lập, nhưng nhanh chóng trở thành "cỗ máy in tiền" quan trọng nhất của Hyundai. Một lần nữa, ông Chung mượn bột của người khác để gột nên hồ. Năm 1975, chính phủ Hàn Quốc chủ trương có chương trình chế tạo ôtô riêng của Hàn Quốc, không lệ thuộc vào ai, không sử dụng công nghệ và thiết bị linh kiện của ai khác ngoài tự chế ở Hàn Quốc. Hyundai đã chế tạo nên chiếc ôtô đầu tiên đáp ứng đầy đủ tất cả những tiêu chí ấy, vươn lên trở thành tập đoàn chế tạo ôtô lớn nhất Hàn Quốc và đối thủ cạnh tranh đáng gờm của tất cả các hãng chế tạo ôtô hàng đầu của thế giới ở ngay chính những thị trường truyền thống của họ.
Đối với việc xây dựng, duy trì và phát triển của mọi thương hiệu, nhân tố con người vẫn luôn quyết định nhất. Nhưng trong trường hợp Hyundai thì tác nhân bên ngoài cũng lại quyết định không kém. Từ cửa hàng bán gạo ở Seoul đến những đơn đặt hàng của chính phủ và quân đội Mỹ và đặc biệt là chủ trương chính sách của chính phủ nhằm gây dựng nền công nghiệp chế tạo ôtô tự lập đều là những nấc thang đưa Hyundai đến thành công. Ở đây, mưu sự đúng là tại nhân, nhưng thành sự lại không chỉ có tại nhân. Nắm bắt cơ hội để định hướng kinh doanh là một trong những bài học kinh nghiệm thành công lớn nhất của thương hiệu này. Hyundai kết hợp ý chí đặc thù của người Hàn Quốc với tính chính xác của Nhật Bản và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của Mỹ trong mọi công đoạn sản xuất và quản lý để có được chất lượng cao nhất, hiệu quả lớn nhất và hiệu ứng tối ưu. Năm 2011, Công ty Interbrand xếp Hyundai đứng thứ 61 trong số 100 thương hiệu sáng giá nhất thế giới, với giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD. DN

Chung Ju-Yung: Biến điều không thể thành có thể

Từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, vượt lên những khó khăn, đương đầu với thử thách, biến điều không thể thành hiện thực, Chung Ju-Yung - người sáng lập tập đoàn Huyndai - đã góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục.
Ý chí tiến thủ và niềm tin của một người nông dân chính là chìa khóa để làm nên những kỳ tích đó. Dù là một quốc gia hay một doanh nghiệp thì cội nguồn để thành công nằm ở việc những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp đó, quốc gia đó có tinh thần tiến thủ mạnh mẽ ra sao và hành động như thế nào. Cuộc đời và những quyết tâm đổi mới kinh tế của Chung Ju-Yung đáng để cho bất kỳ quốc gia nào muốn thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu học hỏi.
Tuổi thơ và ba cuộc trốn chạy
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Asan nghèo khó, trong một gia đình nông dân đông anh em, quanh năm cần cù lao động cũng chỉ đủ ăn, tuổi thơ của Chung Ju-Yung gắn liền với chế độ thống trị của Nhật Bản, nhân dân Hàn Quốc lúc đó sống trong cảnh dè sẻn "sáng cơm, tối cháo" từng ngày.
Asan là vùng quê khí hậu khắc nghiệt: mùa khô thì hạn hán như muốn đốt cháy tất cả, mùa mưa thì mang đến những trận hồng thủy, mùa đông thì dìm tất cả ngập trong tuyết. Tuyết rơi dày hơn một mét, có khi đến hai mét, người dân phải đào đường hầm mà đi. Chỉ cần mưa đến muộn một chút vào mùa xuân, hay một cơn mưa đá trong mùa hè hoặc sương muối sớm vào mùa thu là cả năm mất mùa.
Ông Chung Ju-Yung. Ảnh: wiki
Mười bốn tuổi Chung Ju-Yung tốt nghiệp tiểu học, ngay lúc ấy giấc mơ học tiếp để trở thành thầy giáo tiểu học đã ấp ủ trong đầu ông. Người cha thì luôn muốn con trai trở thành một nông dân giỏi, nhưng ông chỉ muốn thoát khỏi vùng quê nghèo đó, dù làm công nhân nhà máy cũng chẳng sướng hơn làm một nông dân. Thế là ý chí thúc giục ông lên thủ đô Seoul, tự học, vượt qua kỳ thi để trở thành một luật sư như những gì ông đọc được trong một trong báo.
Lần đầu tiên cùng một người bạn trốn nhà đi, đường lên thành phố khá xa nên ông phải đi xin cơm. Vận may đến với ông và người bạn khi họ được nhận làm công nhân xây dựng đường xe lửa Bình Nhưỡng - Gowon. Ý đồ gom góp tiền đi Seoul chưa thành thì cha ông tìm thấy và đưa về. Trở về nhà nhưng ông vẫn bực tức trong lòng: "Những đồng tiền quý giá mà mình làm được chẳng là bao nhưng đó là công sức của chính mình. Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này".
Lần thứ hai trong tay, ông lại bị một người đàn ông đứng tuổi lừa hết tiền. Cũng chính vì tin rằng ông ta sẽ kiếm cho mình một công việc trong khách sạn ở Seoul nên ông lại một lần nữa trắng tay. Sau chuyến đi 10 ngày ấy, ông lại bị một người bà con đưa về. Ông chấp nhận trở lại làm nông dân vì cảm thấy có lỗi khi làm cha đau lòng. Nhưng tâm trí ông chỉ hướng về Seoul, ý chí thoát nghèo trong ông vẫn không thay đổi.
Suy nghĩ kỹ lưỡng, lần thứ ba ông trộm 70 won bán bò của bố để lên Seoul học kế toán. Ông rất khâm phục Napoleon, người sinh ra trong một gia đình nghèo, nhờ tinh thần bất khuất, dũng cảm cuối cùng đã trở thành Hoàng đế Pháp. Ông cũng thấy tuổi thơ mình có nhiều nét giống Lincoln - xuất thân nông dân, rồi ra thành phố lao động và sau đó trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Mới học được hai tháng, bất ngờ người cha lại xuất hiện trước mặt ông, nhưng không giận cũng không mắng, cha ông chỉ nói vài lời: "Con phải nhớ con là một thằng nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường Cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành bầy ăn mày". Lời cha cứa vào trong lòng ông, hình ảnh người mẹ và các em hiện lên trước mắt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc. Và ông lại thất bại trong chuyến đi lần này.
Ý chí có kiên cường, con người có mạnh mẽ thế nào, vẫn không vô tình và bỏ mặc những người thân yêu.
Từ khuân vác thành giám đốc
Sau ba lần lên Seoul không thành, Chung Ju-Yung vẫn không từ bỏ giấc mơ thoát khỏi cái nghèo khổ của vùng quê heo hút và khắc nghiệt ấy.
Dường như may mắn đã mỉm cười với ông trong lần thứ tư trốn nhà, ông xin được một chân khuân vác ở công trình xây dựng trường học Bosung (ĐH Hàn Quốc bây giờ).
Sau hai tháng tìm tòi công việc, ông trở thành nhân viên phân phối gạo lẻ cho của hàng gạo "Phục hưng Thương hội". Do có kiến thức kế toán học được trước đó, ông được chủ cửa hàng rất tin tưởng.
Sau 4 năm làm việc ở đây, sự kiên trì, say mê, cần cù, chịu khó, thật thà của Chung Ju-Yung đã khiến ông chủ Phục hưng Thương hội quyết định trao lại của hàng cho ông thay vì đứa con trai ông ăn chơi, trác táng của mình. Ông đổi tên cửa hàng thành "Kinh nhất Thương hội". Từ một kẻ không xu dính túi, Chung Ju-Yung đã có trong tay một cửa hàng phân phối gạo lớn khi mới 22 tuổi nhờ uy tín tích lũy được trong bốn năm trời.
Năm 1939 chiến tranh xảy ra, chế độ phân phối gạo được ban bố, tất cả các cửa hàng buôn bán gạo trong cả nước bị đóng cửa. Trước cú sốc lớn đó, ông vẫn vững lòng tin: nếu toàn tâm, toàn ý dốc sức thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công.
Ông về quê mua cho cha thêm 660 mét vuông đất và biếu cha một khoản tiền vốn. Đầu năm sau, hoài bão làm giàu lại thôi thúc ông lên Seoul, mảnh đất mà người trượng phu có thể vật lộn với số mệnh.
Khi đang lang thang với số vốn ít ỏi, ông được một người bạn cho biết một nhà máy sửa chữa ôtô đang có ý định chuyển nhượng. Ông mù tịt về ôtô nhưng người bạn khẳng định nghành này cần ít vốn mà kiếm nhiều tiền, còn hứa sẽ tập hợp thợ giỏi cho ông, cần nhất là có 3.500 won để chuyển nhượng. Nhờ uy tín thời buôn bán gạo, ông vay được 3.000 won từ một người cho vay lãi mà không cần thế chấp, chỉ bằng uy tín. Gom góp cả vốn, vay và được hai người bạn giúp đỡ, ông có 5.000 won để tiếp quản nhà máy sửa chữa ô tô Ado Service vào năm 1940.
Ông bắt đầu công việc mới với tràn trề hy vọng. Mọi việc ban đầu đều trôi chảy, khách đến ngày càng đông. Nhưng không may, một buổi sáng, một công nhân sơ ý để dầu bén lửa trong khi rửa tay khiến cả nhà máy bốc cháy, trong đó có cả những chiếc xe đắt tiền vừa sửa xong của khách. Tất cả thành tro bụi, ông đứng trước nguy cơ phá sản, nợ chồng chất.
Ông lại tìm đến người cho vay nặng lãi, không phải để trả nợ mà là vay thêm, vẫn không thế chấp cái gì ngoài uy tín. Ông nhanh chóng xây dựng lại nhà máy, công việc ngày càng nhiều, làm cả ngày lẫn đêm. Ông cũng làm việc như một công nhân. Cạnh tranh với các xưởng sửa chữa hàng đầu trong thành phố thời đó, ông đề ra tiêu chí sửa nhanh gấp 2 - 3 lần. Vì thế mà xe hơi của thành phố Seoul cứ ùn ùn kéo về xưởng của ông.
Ông mở rộng mặt bằng, tìm thêm khách hàng: người ngoại quốc, quân đội, ngoại thành... Bản thân ông dần nắm vững mọi nguyên lí hoạt động của tất cả các loại máy móc, xe cộ. Và Công ty công nghiệp xe hơi Huyndai ra đời ngày 25/5/1947, ông là giám đốc.
Người ta khi thành công thì nghĩ là do may mắn, còn khi công việc không suôn sẻ thì lại đổ cho là không may. Nhưng đối với Chung Ju-Yung thì: "Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ".
Ý tưởng độc đáo, tự tin vào chính mình
Chiến tranh với Nhật ngày càng khốc liệt buộc ông phải sát nhập, rồi nhượng lại công ty cho người khác. Bắt đầu lại từ số không, ông xin vào làm ở xưởng chế luyện Choksan và chờ đợi cơ hội.
Ông dần khôi phục lại công ty của mình. Một lần lên cơ quan hành chính nhận tiền, ông gặp các nhà thầu xây dựng. Ông nhận được 100 won thì họ lãnh mấy ngàn won - cũng một khoảng thời gian và công nhân như  nhau mà tiền công lại chênh lệch một trời một vực. Ngay lập tức ông treo thêm tấm biển "Công ty xây dựng cơ bản Huyndai". Ông trúng một hợp đồng sửa chữa trị giá 1.530.000 won ngay trong năm đầu tiên.
Có kinh nghiệm về xây dựng cơ bản, lại tự tin vào quyết định đúng đắn của mình, ông không thấy cái gì là khó khăn. Ông luôn tuân theo một nguyên tắc: "Tin tưởng 90 phần trăm sẽ thành và 10 phần trăm tự tin mình nhất định làm được".
Nhưng cuộc sống chẳng khi nào có thể đoán trước, chính trị lại chi phối tất cả, nhất là trong thời chiến tranh loạn lạc. Hỗn loạn 25/6 nổ ra, ông cùng em trai phải li tán gia đình.
Qua quen biết, ông nhận được một công trình của quân đội Mỹ. Dự án phủ xanh nghĩa trang của quân đồng minh trong mùa đông tuyết giá rất gấp về thời gian, ai cũng cho là không thể làm được. Vậy mà ông vẫn làm được hoàn hảo bằng cách mua cây lúa ở nơi khác, vận chuyển cả gốc về phủ lên. Dự án được hoàn thành còn ông được Tổng thống Mỹ Eisenhower khen hết lời.
Với công trình Koriong (cầu đường bộ bắc qua sông Hàn) sau đó, ông học được một bài học quan trọng là: "Việc học hỏi những người trẻ hơn, có địa vị thấp hơn mình những điều mà mình không biết, không có gì là xấu hổ". Ông đã học được rất nhiều từ các chuyên gia kiến trúc trẻ người Mỹ, từ thiết kế đến quản lý chất lượng công trình.
Chung Ju-Yung thu được thành công từ sửa chữa ôtô đến xây dựng nhà ở, cầu đường, những lĩnh vực khó khăn cần ý tưởng và kinh nghiệm cũng như sự sáng suốt. Đối với thành bại trong đời, ông quan niệm chìa khoá chính là hành động và thời gian. Cũng chính phương trâm này đã giúp ông cạnh tranh được với các công ty xây dựng nước ngoài.
Trước sự ngạc nhiên của người thân và công nhân, ông lại có thêm một quyết định táo bạo là chuyển sang lĩnh vực đóng tàu. Là người luôn tìm tòi cái mới, ông coi "cái gọi là đóng tàu nào có khác việc xây dựng là mấy". Việc cắt thép ra, hàn lại và đặt máy lên, tất cả chẳng phải là những việc ông vẫn thường làm đó sao? Suy nghĩ của ông biến mọi thứ từ phức tạp thành giản đơn, từ khó trở thành dễ.
Thế là công ty đóng tàu Huyndai tại Ulsan ra đời và phát triển như vũ bão. Đến thập niên 70 của thế kỷ XX, công ty của ông là công ty đóng tàu lớn nhất thế giới.
"Doanh nghiệp Hàn Quốc và nền kinh tế Hàn Quốc phát triển như ngày hôm nay là dựa vào ý chí bất khuất của con người sáng tạo, vào tinh thần tiến thủ, sự cống hiến hết sức mình của tầng lớp công nhân cần cù và ưu tú. Tất cả chỉ bằng sức người".
Biến đổi lịch sử
Ngắm cánh đồng rộng lớn mà cha khai hoang trên núi Sosan, ông cảm thấy tinh thần tiến thủ của cha đang ngấm vào mình. Tính cần cù của cha mẹ là bài học quý giá của cuộc đời ông, là di sản nền tảng biến ông thành con người thành đạt đến thế.
Ông Chung Ju-Yung. Ảnh: wiki
Tình cảm của cha ông, cũng như những nông dân hiền lành và chất phác, dành cho đất, khao khát có được một mảnh đất của riêng mình, cũng ấp ủ trong Chung Ju-Yung ước muốn khai hoang đất đai. Với người Hàn Quốc, việc khẳng định và mở rộng đất đai trong hoàn cảnh dân số tăng cao và thiếu lương thực cũng là điều cực kỳ quan trọng.
Giấc mơ biến vùng biển lồi lõm phía Tây Nam thành đồng bằng đã nhen nhóm trong ông từ thửa ấu thơ. Đây là công trình dân sự lớn nhất cho đến năm 1983. Vùng biển này nổi tiếng nguy hiểm bởi đá ngầm và nước mạnh, tốc độ nước đến 6m/s, khiến những tảng đá to bằng xe hơi vừa ném xuống đã tức khắc biến mất.
Chính trong khó khăn, con người sẽ nảy sinh sáng tạo: ông dùng đến sự trợ giúp của những chiếc tàu chở dầu nặng 230.000 tấn, dài 300m, rộng 45m và cao 27m. Phương pháp này tiết kiệm được 29 tỷ won. Ông đã phải đục lỗ những tảng đá 4-5 tấn, lấy dây sắt cột 2-3 tảng vào với nhau rồi dùng phà ném xuống. Với công trình hơn đê chắn thủy triều dài 6.400m này, Chung Ju-Yung đã mang lại cho Hàn Quốc hơn 100 triệu mét vuông đất nông nghiệp.
Sau đó ông tiếp tục khử mặn đất trong vòng 7 năm và bắt tay trồng thử nghiệm 13 giống lúa ở các khu vực khác nhau. Ông ôm giấc mơ biến mảnh đất này thành nơi sản xuất lương thực nhiều hơn cả Califonia (nơi sản xuất lương thực lớn nhất nước Mỹ).
Năm 1988, khu vực khai hoang Sosan đã lột xác thành mảnh đất nông nghiệp cơ khí hóa với quy mô lớn. Ngoài hiệu quả trực tiếp là mở rộng lãnh thổ và tăng thêm nguồn lương thực, nó còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 6,6 triệu người mỗi năm.
Ông đã biến giấc mơ của cha có đất rộng như biển thành hiện thực. Ý tưởng khai hoang mở rộng đất đai và kiến thiết đắp đê chắn thủy triều của Chung Ju-Yung còn được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.

Con đường kinh tế lấy dân sự làm chủ đạo
Theo Chung Ju-Yung: "Cái gọi là kinh tế dân sự có thể hoàn thành khi tất cả người dân bắt đầu từ Chính phủ và doanh nghiệp tự nhận biết trách nhiệm và vai trò của mình, có ý chí vững vàng để thành công trong việc hiện đại hóa xã hội và kinh tế". Mô hình lấy dân sự làm chủ đạo không phải là doanh nghiệp làm hết việc của Chính phủ, không phải doanh nhân giải quyết công việc của Chính phủ, hay Chính phủ hoàn toàn không can dự vào việc của doanh nhân, nhưng việc Chính phủ can thiệp và tham gia quá sâu vào công việc của doanh nghiệp không phép được tồn tại nữa.
Quản lý toàn bộ nền kinh tế đất nước và lựa chọn chính sách là do Chính phủ thực hiện. Điều chỉnh công nghiệp, xây dựng xã hội chính là chức năng của Chính phủ. Chính vì vậy, Chính phủ không phải chịu trách nhiệm với những doanh nghiệp tiêu cực, cũng chẳng có việc ngân hàng phải lo tiếp nhận hàng loạt các doanh nghiệp tiêu cực. Có vậy kinh tế quốc gia mới phát triển lành mạnh.
Điều quan trọng là Chính phủ đưa ra phương hướng phát triển kinh tế quốc dân, tạo ra dòng chảy hướng tới tương lai, tăng thêm vốn nhà nước, tài sản chung, đường xá, cảng...Việc cần làm là không kể hết.